baner nner

[Review]Kho đựng nỗi đau – Patrick Modiano

Kho đựng nỗi dau - patrick modiano

[Kho đựng nỗi đau] như một quyển tự truyện kể về cuộc đời của Patrick Modiano và em trai. Đó như những dòng hồi tưởng để nhớ về cậu em (không may mất sớm của ông) tại thủ đô Paris – lúc bị quân đội Đức chiếm đóng trong giai đoạn chiến tranh thế giới lần thứ 2.

Mở đầu cuốn sách là hình ảnh Patrick ( tên nhân vật chính và cũng là tên của tác giả) với hình ảnh là cậu bé trai 10 tuổi không sống cùng cha mẹ. Vì mẹ ông vốn là một nghệ sĩ đóng kịch, lúc nào cũng bận rộn với lịch lưu diễn khắp thế giới và cha ông bận việc “gì đó” mà không thể chăm sóc ông và em trai. Vì thế ông phải đến sống cùng với 5 người phụ nữ trong một ngôi nhà, vùng ven ở Paris.

Annie – 26 tuổi, là bạn của mẹ ông và mẹ ông đã nhờ Annie chăm lo cuộc sống của ông và em trai với tư cách là mẹ đỡ đầu. Annie được miêu tả luôn mặc áo bu đông và quần đàn ông, bất cứ lúc nào đều nhìn Patrick trìu mến gọi ông bằng tên thân mật “Patoche”. Còn mẹ của Annie là Mathilde là người mà lúc nào cũng gọi ông là “thằng đần sung sướng” và bà cũng luôn đối xử tốt với Patrick và em trai. Người thứ 3 là Hélène vốn là bạn của Annie – một người phụ nữ nhỏ xinh 40 tuổi đã từng là “nài ngựa” trong rạp xiếc, vì bị tai nạn nên bỏ nghề làm trong rạp xiếc. Bên cạnh đó, có một phụ nữ ít nói có nhiệm vụ như “vú em” đưa đón ông đi học, mà ông hay gọi là “Bạch Tuyết”. Và người thứ 5 là Frede – 35 tuổi, từng là chủ của hộp đêm trên phố Ponthieu. Frede có đứa cháu trai, và mỗi khi đến nhà Annie thì cô đều dẫn theo để chơi cùng Patrick và em trai.

Bên cạnh những người phụ nữ này còn 3 người bạn của Annie và Hélène là Roger Vincent – 45 tuổi với chiếc xe Mỹ mui trần, là Jean D khoảng 26 tuổi với chiếc đồng hồ dây da to, và một người phụ nữ mang tên Andrée K (giao du với băng Lauriston) được miêu tả : lúc nào cũng hút thuốc và có những cuộc điện thoại bất ngờ. Ba người này hay đến nhà Annie và luôn giao tiếp, đối xử thân thiện với 2 anh em ông.

Patrick Modiano
Nhà văn Patrick Modiano

Xuyên suốt cuốn sách là nỗi ám ảnh về cảm giác “BỊ BỎ RƠI”- đó là một nỗi đau luôn âm ỉ trong quá trình trưởng thành của Patoche. Mãi cho đến tận 30 tuổi, ông vẫn không rõ tung tích của cha mẹ mình đang ở đâu, song song đó là cái chết của em trai luôn “khắc khoải, đau đáu” trong lòng ông.

Lần đầu tiên ông thấy mình bị bỏ rơi khi ông bị buộc thôi học ở ngôi trường Jeanne-d’Arc vì Roger Vincent chở ông đi học trên chiếc xe mui trần và bà hiệu trưởng đã nhìn thấy “dáng vẻ đáng ngờ” của Roger Vincent, cùng bộ dạng Annie khi cô ấy tự xưng là mẹ của Patoche. Bà hiệu trưởng đã thấy gì đó bất thường và đã ra quyết định đuổi học Patoche. Khi Annie nói lý do, ông phải chuyển trường là vì ông học dốt. Nhưng trong thâm tâm Patoche nghĩ rằng mình chưa bao giờ học dốt. Ông bị đuổi học vì Annie, vì Roger Vincent dính dáng đến một “tổ chức đáng ngờ vực”. Ông tự hỏi bản thân là ba mẹ mình ở đâu ?

Lần thứ 2 khi Annie chở ông trên chiếc xe 4CV màu be của cô ấy và nói Patoche đứng chờ bên ngoài để vào tìm một người đàn ông. Patoche không dám đi xa, mà chỉ quanh quẩn gần chiếc xe. Ông lo sợ Annie sẽ lên xe bất cứ lúc nào rồi lái đi mất và bỏ ông lại nơi đây.

Lần thứ 3, khi Annie nói rằng ông và em trai phải sống ở nhà hàng xóm đối diện một vài ngày vì ở nhà sẽ có nhiều khách đến sẽ bất tiện. Nhưng sau một đêm ngủ dậy, từ trên cửa sổ nhà hàng xóm, ông nhìn về nhà Annie thì chẳng thấy ai chỉ thấy một đoàn người mặc cảnh phục đang trong nhà. Cả Annie và mọi người đã biến mất từ Roger Vincent, Jean D, Hélène…. Đã biến mất mà không có tý dấu vết nào. Ông và em trai lại một lần nữa bị bỏ rơi và Patrick không hiểu chuyện gì xảy ra. Ông và em trai lại bơ vơ, trơ trọi giữa cuộc đời.

Viên cảnh sát đang khám xét nhà của Annie đã hỏi ông rằng cha mẹ ông ở đâu thì ông ngập ngừng rồi trả lời : “Họ chết cả rồi”. Trong khi cha ông đang mải mê với cuộc sống ở Brazzaville hay Bangui (Trung Phi) còn mẹ ông đang diễn kịch đâu đó trên Bắc Phi.

Cảm giác luôn muốn sống trong một gia đình có cha mẹ, có em trai luôn khao khát cháy bỏng của ông nhưng đó dường như là chuyện khó khăn. Cha ông thường tới thăm ông vào mỗi thứ 5 hàng tuần rồi cũng thưa dần rồi một ngày cha ông không đến nữa.

Lần thứ 4 vào năm 17 tuổi khi ông đang học tại một ngôi trường nhưng có 2 người bạn luôn ức hiếp và muốn cướp cái túi da cá sấu của ông (là kỷ vật của Annie tặng ông). Ông không thể tự mình chống cự, trong đầu chỉ loé lên ý tưởng là phải phạm nội quy nhà trường để bị đuổi học. Và sau tất cả mọi nỗ lực thì ông bị đuổi học thật. Ban giám hiệu hỏi ông Cha mẹ ông đâu….trong đầu ông chỉ là những dấu chấm lặng, và những câu hỏi mà không lời đáp. Trong khi cha ông đang bận đi đào vàng ở Colombia, mẹ ông đang đi lưu diễn ở La Chaux-de-Fonds.

Cảm giác khi đọc các tác phẩm của Modiano là những hoài niệm quá khứ và hiện thực cùng tương lai đan xen vào nhau, đó là “SỰ TAN BIẾN” và “HIỆN DIỆN”. Trong quá khứ, sự biến mất không dấu vết của từng nhân vật và sau một thời gian sau họ lại xuất hiện lại ở hiện tại. Sau khi Jean D, Roger Vincent cùng những 5 người phụ nữ kia biến mất mà không rõ lý do mà ông chỉ được biết lý do khó hiểu từ viên cảnh sát : “Một chuyện rất nghiêm trọng”. Rồi năm 20 tuổi ông tình cờ gặp lại Jean D khi có hẹn với một người bạn ở một nhà hàng. Ông rất muốn hỏi Jean D chuyện gì đã xảy ra nhưng không mở lời được. Sau những lời chào hỏi và nói chuyện Jean D đã đề xuất đến thăm nơi trọ ông, hỏi ông về cuộc sống hiện tại. Ông trả lời đơn giản và giấu đi cuộc sống khó khăn của mình là không đủ tiền để đóng tiền trọ (500 Franc/ 1 tháng) nhưng với con người tinh tế như Jean D thì ông đã biết cuộc sống của Patoche đang khó khăn và không đủ đóng tiền nhà. Jean D đã nhét 4 tờ 500 France ngay dưới tờ giấy trên bàn của Patoche. Đó lần cuối cùng Patoche gặp Jean D. Sau này năm 30 tuổi ông trở lại những địa điểm cũ để tìm nguyên nhân, tìm những lý do giải thích cho sự biến mất của những người đó nhưng chỉ vô vọng, không ai biết những người đó là ai.

Cuốn sách với tên tiếng Pháp là “ Remise de peine” với ý nghĩa trong tiếng Pháp là “Xoá án”. Sau khi chuyển ngữ thì dịch giả Hoàng Vân Lam đã dịch tựa đề cuốn sách là “Kho đựng nỗi đau”. Cái tên hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa, có những nỗi đau từ nhỏ đến lúc trưởng thành không biết cất vào đâu, nên ta cần một cái kho để chứa vậy. Có những nỗi đau muộn màng kéo dài từ lúc ấu thơ cho đến lúc trưởng thành cũng như trong cuốn Một gánh xiếc qua 

————-

Chim Én

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

%d bloggers like this: