baner nner

Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương : 4 Sai lầm trong cách yêu thương con

vô cùng tàn nhẫn

[Vô cùng tàn nhẫn – vô cùng yêu thương] Không có người bất hạnh, chỉ có sự giáo dục bất hạnh. Không có đứa con bất hiếu, chỉ có đứa con không may tiếp nhận phải một phương pháp giáo dục khiến chúng dần trở nên bất hiếu.

Tôi từng gặp nhiều phụ huynh yêu thương con cái hết lòng, hết dạ nhưng đáp lại, những gì họ nhận được thì rất ít. Con cái không nghe lời cha mẹ, không hiểu cha mẹ, có khi là tiểu hôn quân, manh nha ăn bám, quậy phá. Khi nhận thấy sự việc, chúng ta sẽ nhận ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này không phải do con cái mà do cha mẹ. Cha mẹ rơi vào sai lầm trong vầng sáng yêu thương vĩ đại, họ đã vô tình tặng con một món quà đáng sợ nhất. Vậy làm sao thoát khỏi vấn đề này. Đây là 4 sai lầm trong cách dạy con của hầu hết các bậc cha mẹ.

Sau đây 4 sai lầm trong việc giáo dục con cái theo cách người do thái

SAI LẦM THỨ 1 : GIÁO DỤC TỐ CHẤT KHÁC VỚI GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT

Các bậc cha mẹ đều cho con học những môn : đàn piano, học võ, học bơi lội, mỹ thuật., học đàn, học hát, học nhảy….. nhưng không coi trọng cách dạy con đối nhân xử thể, xác lập giá trị, phẩm chất đạo đức, sự hiểu biết về tương quan nghề nghiệp và tri thức, lý tưởng sống cùng với khả năng thay đổi thực tiễn của con em mình cũng như kỹ năng sinh tồn khi gặp nguy hiểm.

Nay từ nhỏ phải dạy con kỹ năng sinh tồn, kỹ năng quản lý tài sản, kỹ năng vượt khó, kỹ năng quản lý cuộc sống, hiểu nguyên nhân sai lầm. Như con mình từ nhỏ đã dạy nó khi thấy xe chạy qua thì con né qua một bên, chạy lại ôm ba. Nên đi đâu chơi khi thấy xe ô tô nó đều nói : “Xe chạy, sợ, ba ôm đi, ôm đi”. Nó chủ động chạy lại ôm mình.

SAI LẦM THỨ 2: ĐÁP ỨNG MỌI ĐÒI HỎI CỦA CON

Con đòi gì cũng mua kể cả trong việc mua đồ chơi, và ăn uống, đi chơi…cha mẹ cứ coi con còn nhỏ nên cứ đáp ứng mọi “yêu sách” của nó nhưng lại làm cho trẻ tâm lý ỷ lại, cứ nghĩ cha mẹ là máy in tiền. Sau mỗi độ lớn lên trong quá trình trưởng thành, nó sẽ nghĩ tiền dễ kiếm, không biết giá trị đồn tiền, cha mẹ mình giàu có. Cuối cùng khi lớn nó không làm được gì, ăn bám lấy cha mẹ.

Tâm lý cha mẹ cứ cho rằng con còn nhỏ, đừng bắt nó làm gì cứ qui hết ra tiền. Phải dạy con tài chính bất cứ khi nào có thể, để nó hiểu giá trị lao động, giá trị đồng tiền từ nhỏ cho đến lúc lớn lên. Dân Do Thái khi con đã 10 tuổi, họ cho con xem những hoá đơn, danh sách chi tiêu cho gia đình trong một tháng để nó hiểu được cần làm gì để tiết giảm việc yêu cầu cha mẹ mua đồ cho nó, thói quen tài chính, tiết kiệm.

SAI LẦM THỨ 3: BIẾT YÊU MÀ KHÔNG BIẾT DẠY

Tình yêu thương con cái xuất phát từ bản năng làm cha mẹ của mỗi người. Nhưng yêu con không phải đích cuối cùng của giáo dục gia đình, yêu mà không dạy con thì chỉ làm con thêm hư. Điển hình nhất là có những người cha, người mẹ bưng bát cơm chạy theo những đứa con cầm đồ chơi chạy nhong nhong. Họ năn nỉ những đứa con đó ăn từng muỗng, nó ăn xong lại chạy đi chơi tiếp…..đấy là sự thất bại của cách dạy con. Bạn phải tập cho con kỷ luật, mỗi khi là phải ngồi vào bàn, bất kể nó ăn gì cũng phải ngồi vào bàn.

Yêu con thì cũng cần dạy nó tính kỷ luật, ép nó vào khuôn mẫu từ những ngày biết nhận thức cuộc sống. Ông bà nội ngoại cưng chiều cháu nhìn cháu cứ không thấy nó chạy nhảy lạ sợ nó buồn, tủi thân nhưng không lo dạy nó hình thành nhân cách, kỷ luật rồi khi nó lớn hỗn láo thì lại chửi nó, không sống theo mong muốn của bậc sinh thành.

Bạn càng nhân nhượng, nhẫn nại với con một cách vô nguyên tắc thì nó lại càng khéo lợi dụng tình cảm của bạn, cuối cùng bắt thóp được bạn. Dạy con thì cần “Vô cùng tàn nhẫn – vô cùng yêu thương”. Con mình ngay từ lúc 6 tháng thì đã cho tính kỹ luật, bất cứ nó ăn gì cũng phải ngồi vào bàn, dù mấy cái trái cây, hũ sửa chưa, hay vài cái bánh. Từ đó hình thành cho tính kỹ luật, ăn thì phải ngồi vào bàn.

SAI LẦM THỨ 4 : CHĂM SÓC CON QUÁ MỨC CẦN THIẾT

Các ông bố bà mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, bay lượn trên vùng trời mà không quan tâm đến suy nghĩ của chúng. Các ba mẹ “quan tâm áp đặt” phản đối bất kỳ ý kiến trái chiều nào của con mà không đúng ý cha mẹ. Họ lúc nào cũng áp đặt con phải sống theo ý cha mẹ : từ cách chọn quần áo, món ăn, cách sống….mà không bao giờ tôn trọng ý kiến, sở thích của trẻ….Họ bỏ qua mọi ý kiến, sở thích, hành động của con. Từ đó hình thành thái độ phản kháng ngấm ngầm trong tư duy đứa trẻ.

Đây thực chất là một dạng xâm phạm tâm hồn và xem thường nhu cầu trưởng thành của con cái, gián tiếp làm suy giảm khả năng miễn dịch, tự lo liệu và thích nghi của chúng. Và ngược lại khi con trẻ khó thích nghi với cuộc sống thì các ông ba bà mẹ lại càng bao bọc chúng hơn vì sợ chúng khổ. Cứ tiếp diễn như vậy trong thời gian dài, mọi chuyện sẽ dần chuyển biến xấu, con trẻ lại thiếu đi tính độc lập, kiên nhẫn, khả năng chịu đựng và khó có ý thức. Có một điều chúng ta phải hiểu cứ thả con ra đời càng sớm, càng tốt trong sự giám sát của chúng ta. Chúng nó có ngã khi chạy thì dạy chúng tự đứng dậy, có làm bễ đồ trong lúc phụ việc nhà thì ko la rầy – trách mắng. Hãy để trẻ tự lo, tự trưởng thành, và thích nghi với cuộc sống.

Đấy là 4 sai lầm theo Sara Imas viết trong cuốn “Vô cùng tàn nhẫn – vô cùng yêu thương”. Còn đối tôi, tôi đã dạy con tương tự những dự Sara Imas, con tôi đã ý thức, tự lập vào khuôn mẫu. Có người thì nói sách viết vậy thôi, nhưng thực hành thì khó. Đó là vì bạn – những người làm cha mẹ không cố gắng thôi. Việc nuôi con theo kỹ luật rất nhàn, vì bạn sẽ không mất nhiều thời gian khi nó đã vào nền nếp.

Chim Én

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *