Tiêu Thập Nhất Lang là tiểu thuyết của nhà văn Cổ Long nhưng bộ tiểu thuyết này được viết lại dựa trên một kịch bản phim mà ông đã viết để đạo diễn quay phim, rồi sau đó từ kịch bản này, Cổ Long mới viết tiểu thuyết này theo cách võ hiệp.
Mười sáu năm trước, lúc Tiêu Thập Nhất Lang lần đầu quay thành phim (do Từ Tăng Hoàng đạo diễn, Hình Tuệ đóng vai chính), tôi từng có cảm tưởng như sau :
Viết kịch bản và viết tiểu thuyết, trên nguyên tắc cơ bản thì tương đồng, nhưng về mặt kỹ xảo lại không giống. Tiểu thuyết có thể dùng văn từ để biểu đạt tư tưởng, cách biểu đạt của kịch bản lại chỉ có thể giới hạn ở ngôn ngữ, động tác và hình ảnh, nhất định chịu rất nhiều hạn chế.
Một kịch bản khá phải có “tính đọc được” khá, cho nên kịch bản của mấy danh gia như Shaw, Ibsen, Shakespeare không những là “danh kịch” mà còn là “danh tác”.
Nhưng thông thường, trước tiên phải có “tiểu thuyết” rồi sau mới có “kịch bản”, phim được cải biên từ tiểu thuyết có rất nhiều, Cuốn theo chiều gió là một ví dụ rõ rệt nhất. Ngoài ra còn có Jane Eyre, Đồi gió hú, Bá tước Monte Cristo, Kiêu hãnh và định kiến, Thuyền của những kẻ khờ, cũng như Vân Nê (1), Thiết thủ vô tình (2), Song ngoại (3).
Tiêu Thập Nhất Lang là một ví dụ rất đặc thù : trước hết có kịch bản, sau khi có phim rồi mới có tiểu thuyết. Nhưng “Tiêu Thập Nhất Lang” lại rõ ràng là một kịch bản cải biên từ “tiểu thuyết”, bởi câu chuyện này đã ấp ủ trong lòng tôi rất lâu, cái tôi muốn viết vốn là tiểu thuyết chứ không phải là kịch bản. Tiểu thuyết và kịch bản vốn không hoàn toàn tương đồng, nhưng ý niệm lại tương đồng.
Căn bệnh lớn nhất của viết tiểu thuyết võ hiệp là : lời nói dư thừa quá nhiều, chi tiết quá nhiều, nhân vật quá nhiều, tình tiết cũng quá nhiều. Ở tình huống đó, đem tiểu thuyết cải biên thành kịch bản phim sẽ thành ra một chuyện phí công vô ích. Không ai có cách nào đem “Tuyệt đại song kiêu” cãi biên thành một bộ phim, không ai có cách đem “Độc tý đao vương” viết thành một bộ tiểu thuyết thành công.
Bởi có kịch bản trước, cho nên lúc viết bộ tiểu thuyết “ Tiêu Thập Nhất Lang”, tôi khó tránh khỏi chịu ảnh hưởng ít nhiều. Vì thế tôi tin bộ tiểu thuyết đó không có quá nhiều chi tiết và lời nói dư thừa, nhưng có phải cũng vì thế mà giảm thiểu đi cái thú vị của tiểu thuyết võ hiệp ? Tôi không dám phủ định, cũng không dám dự đoán. Tôi chỉ muốn làm một thí nghiệm.
Tôi không dám trông mong cái thí nghiệm đó có thể thành công, nhưng bất kể ra sao, “ thành công” luôn là cái nhờ “thí nghiệm” mà ra đời.
————-
Trích “Ai cùng tôi cạn chén” – Cổ Long
- Tức Ái quả tình hoa của Quỳnh Dao, phim quay năm 1968 do Đào Tần đạo diễn
- Truyện của Nghê Khuông, phim quay năm 1969 do Trương Triệt đạo diễn
- Truyện của Quỳnh Dao, phim quay năm 1973 do Tống Tồn Thọ đạo diễn.
- Làm lồng đèn ống lon của ngày xưa thập niên 90s - September 24, 2023
- Sống lạc quan theo triết lý khắc lỷ và chủ nghĩa hiện sinh - September 24, 2023
- 19 quy luật để có một cuộc sống tốt đẹp từ Marcus Aurelius - September 23, 2023