baner nner

[Viên nguyệt loan đao] Đinh Bằng : Đao trung chi thần – Nam nhân thần thông

đinh bằng - viên nguyệt loan đao

Viên nguyệt loan đao là tác phẩm của Cổ Long, kể về nhân vật Đinh Bằng vì bị sỉ nhục mà bỏ luyện kiếm rồi gặp Thanh Thanh và được tặng cây Viên Nguyệt Loan Đao trở thành thần Đao.”Viên nguyệt loan đao, quang hàn thiên hạ. Ma đao nhất xuất, đương giả tất tử! “(圓月彎刀,光寒天下。魔刀一出,當者必死!)

Mở đầu truyện khắc hoạ Đinh Bằng là nhân tài võ học chỉ với một tờ kiếm phổ mà cha để lại sau khi chết muốn Y trở thành “tay kiếm huyền thoại, vang danh thiêng cổ”.

Y đã luyện ra chiêu kiếm “Thiên ngoại lưu tinh” đã bại các các cao thủ kiếm khách lừng danh: hạ Sử Định, Truy Phong Kiếm Cát Kỳ, chưởng môn nhân Thiết Kiếm Môn : Tung Dương Kiếm Khách. Nếu Liễu Nhược Tùng không “chơi xấu” thì cũng bị bại dưới tay Đinh Bằng nhưng nhờ Liễu Nhược Tùng hãm hại mà Y gặp Thanh Thanh kết thành phu thê. Thanh Thanh dạy đao pháp cho Đinh Bằng và giáo chủ ma giáo truyền thụ “bí kỹ đao pháp” cùng công lực mấy chục năm tu luyện của ông. Giáo chủ cũng đã tặng Đinh Bằng viên nguyệt loan đao – một tín vật tượng trưng cho quyền lực của Ma Giáo

Viên Nguyệt Loan Đao – Quang hàn thiên hạ

Trên thân đao khắc 7 chữ “đêm khuya lầu vắng nghe mưa rơi”, thân đao cong hình bán nguyệt, vỏ đao màu vàng. Đao này vốn là tín vật của Ma Giáo và chỉ giáo chủ Ma Giáo mới được sở hữu : “một đao xuất thủ, uy mãnh tuyệt luân, một đao tất sát”. Khi trao cho Đinh Bằng thì Thanh Thanh đã nói : “ khi đao đã ra khỏi bao thì đối phương sẽ chết vì ma tính” nhưng Thanh Thanh vẫn không ngờ Đinh Bằng sau này còn trấn áp được cả sát khí trên cây đao. Đinh Bằng vẫn hơn gia gia của nàng là giáo chủ Ma Giáo vì ông không kiểm soát được thanh đao này khi nó được rút ra khỏi bao “khi thi triển một chiêu ma đao, lập tức hiện xuất một luồng đao khí quái dị, khiến địch thủ đối diện bị chấn động mê hoặc đao chưa tới đối thủ thì đã có kình khí xô tới, lạnh buốt cắt da”. Mỗi khi xuất chiêu, đao quang loé lên người đối thủ thì lập tức bị chẻ là làm đôi từ đầu đến háng và không ai thấy chiêu thức của viên nguyệt loan đao, kể cả người cầm đao xuất chiêu khi nào.

Lần xuất đao thứ nhất chém Tống Trung

Tống Trung là người tình của Tần Khả Tình – vợ của Liễu Nhược Tùng. Hắn nhờ Tống Trung đi tìm giết Đinh Bằng nhưng khi thách đấu thì Tống Trung bị chém 7 nhát đe doạ, hằn sâu vết chém trên ngực sau một lần rút đao của Đinh Bằng. Tống Trung cầu xin Đinh Bằng giết hắn nhưng Đinh Bằng đã không giết vì hắn không đáng chết. Lần thứ 2, Đinh Bằng rút đao giao chiến với Liễu Nhược Tùng, Đinh Bằng chỉ vung một nhát đao thì kiếm của Liễu Nhược Tùng đã gãy thành 2 mảnh rơi xuống đất.

Đinh Bằng

Đinh Bằng với Viên Nguyệt Loan Đao

Lần đầu vấy máu đầu tiên tại Viên Nguyệt Sơn Trang

Hôm đó Đinh Bằng mởi tiệc ở Viên Nguyệt sơn trang, có đông bạn bè trong giới võ lâm tới tham dự nhưng sự xuất hiện của Thiết Yến Song Phi – Cựu trưởng lão của Ma Giáo vì họ muốn tìm Tạ Tiểu Ngọc vì nàng giết con của cặp vợ chồng này. Đinh Bằng đã vung đao giết chết Mai Hoa vì sợ Y nói ra chỗ Tạ Tiểu Ngọc vì Tạ Tiểu Ngọc là con gái của Tạ Hiểu Phong. Vì Đinh Bằng can thiệp không cho họ giết Tạ Tiểu Ngọc và làm Yến Tử Song Phi nổi giận đòi giết Đinh Bằng với tuyệt kỹ “Yến Tử Song Đao” nhưng Đinh Bằng đã rút đao hoá giải “Yến Tử Song Đao” và chém rớt tay cầm đao của cặp vợ chồng này. Cả Thanh Thanh và Giáo chủ ma giáo cũng không ngờ rằng Đinh Bằng có thể khống chế được sát khí, tà ma của của cây đao này vì mỗi khi đao ra khỏi vỏ thì sát khí sẽ bùng lên chỉ muốn giết người. Vì Đinh Bằng chỉ giết những kẻ nào đáng chết, chứ còn lại chàng chỉ đã thương hay chỉ chém gãy vũ khí của đối phương.

Chế ngự ma tính “Viên Nguyệt Loan Đao”

Trong một lần Đinh Bằng tới thần kiếm sơn Trang, trưởng môn Nga Mi là Lâm Nhược Bình gây sự muốn coi cây đao, thì Đinh Bằng chỉ chém gãy kiếm của gã này và không giết gã này vì Đinh Bằng không muốn giết gã này. Lâm Nhược Bình tỏ ý khinh thường Đinh Bằng nhưng Thiên Giới Thượng Nhân đã giải thích với hắn, làm cho hắn “sợ xanh mặt”. Vì Thiên Giới Thượng Nhân là người đã chứng kiến giáo chủ ma giáo sử dụng đao này khi đánh với 5 đại môn phái 20 năm trước. Khi giáo chủ ma giáo xuất đao thì ông cảm nhận được cái chết đến gần nhưng nhờ thần kiếm của Tạ Hiểu Phong khắc chế được Viên Nguyệt Loan Đao nên ông mới được cứu sống.

Thiên Giới Thượng Nhân – thủ tòa trưởng lão Đạt Ma viện Thiếu Lâm giải thích cho Lâm Nhược Bình

“- Không, thí chủ lầm rồi. Trình độ tạo nghệ của Đinh Bằng đã cao hơn người đó (giáo chủ ma giáo), và cũng đáng sợ hơn, vì y đã có thể điểu khiển ma đao, chớ không bị ma tính của đao điều khiển.

Thế nào là bị đao sai khiến? Đao tức là người, người tức là đao, người với đao bất phân, đao cảm thụ sát tính của người, người bẩm phụ ác tính của đao, người biến thành nô lệ của đao, đao biến thành linh hồn của người.

Bản thân đao là hung khí, mà cây đao đó lại là hung khí tối hung trong hung khí.

Thế nào là điều khiển đao? Đao tức là ta, ta vẫn là đao. Đao là sự nối dài của cách tay người, là ý lực trong tâm, mà thực thể biểu hiện bên ngoài. Cho nên, trong tâm muốn phá hoại một vật thể nào đó, và phá hoại đếm mức độ nào, đao có thể làm cho ta. Người là linh hồn của đao; đao là nô lệ của người.

Hai ý niệm này đại biểu cho cảnh giới của hai trình độ tạo nghệ, tự phân rõ cao thấp, ai cũng có thể nhận ra; chỉ có một điểm khó khiến người ta hiểu rõ, đó là giữa người và đao, vẫn tồn tại một mật thiết bất khả phân. Đao là hung khí, nguời tuy không hung, nhưng ít nhiều vẫn bị cảm nhiễm.”

Bản thân đao tuy là vật chết, nhưng nó cũng có thể cho người cầm nó một ảnh hưởng vô hình; loại ảnh hưởng này có lúc củng trở thành cảm thụ cụ thể, giống như một khối sắt nung đỏ, đến gần sẽ cảm thấy sức nóng, nhưng khi sờ vào sẽ bị phỏng cháy da thịt. Viên Nguyệt loan đao là ma trung chi bảo, vì nó có ma tính, người nào cầm nó, sẻ cảm thụ ma tính của nó.Ngoại trừ bậc đại tuệ, đại trí, chí tình, chí tính.”

Cảnh giới của Đinh Bằng, tới trình độ “đao tức người, người vẫn người”.Đao do người sai khiến, người là hồn đao, đó là cao thủ của trần thế – Thần Đao.

Viên nguyệt loan đao tuy là một ma đao đáng sợ nhưng đao trong tay Đinh Bằng mới có thể phát huy được uy lực chưa từng có của đao. Người của Đinh Bằng đã chế ngự được cây đao đó. Người ta đã không gọi là “Ma đao Đinh Bằng” vì Đinh Bằng đã chế ngự “ma tính” của Viên nguyệt loan đao.

Một đao giết Ngân Long vì gã đáng chết

Đinh Bằng biết dùng đao để giết người nào thì dĩ nhiên chàng sẽ giết vì kẻ đó đáng chết như lần xuất đao giết chết Ngân Long – cựu trưỡng lão của Ma Giáo. Vì hắn không nghĩ cây đao trong tay Đinh Bằng lợi hại như thế nào.

“Ngân Long thấy đao thế chém tới đứng nguyên bất động, đến khi đao phóng tới trước mặt khoảng một trượng ánh mắt ông ta mới lộ rõ nét sợ hãi, thân hình cấp tốc tháo lui. Trước khi chết lão còn nói : “- Một dao lẹ quá – một đao tà dị”. Nói xong câu này. Người ông ta từ đầu trở xuống bị chẻ làm hai mảnh.”

Đinh Bằng như một vị thần chỉ với thanh đao gỗ 

Đinh Bằng phát hiện ra Thanh Thanh là người bình thường không phải hồ ly, và nàng sinh cho Đinh Bằng 2 con trai. Đinh Bằng nhờ Đồng Đà – trưởng lão Ma Giáo còn đang phục vụ cho Ma Giáo bế 1 người con của Đinh Bằng đi đến chỗ vợ của giáo chủ Ma Giáo, gia nhập Ma Giáo để trở thành giáo chủ ma giao kế tiếp. Trước khi Đồng Đà đi, Đinh Bằng trao cây Viên Nguyệt Loan Đao cho Đồng Đà vì Đinh Bằng muốn trả cây đao này cho Ma Giáo nhưng Liễu Thanh Tùng trong một lần cuồng sát, tấn công ma giáo, sát hạt Đồng Đà và cướp “Viên Nguyệt Loan Đao” cùng con trai của Đinh Bằng. Y là người giết giáo chủ ma giáo và bắt ông giao “bí kỹ ma đao”để tu luyện. Đinh Bằng biết tin và đã mua một cây đao bằng gỗ (cũng là đao cong như viên nguyệt loan đoan) được chạm khắc tinh xảo để tìm Liễu Nhược Tùng ở Thần kiếm sơn trang giết hắn và đòi lại đứa con. Tiểu Hương – hậu bối của Long Tiêu Vân (trong Đa Tình kiếm khách vô tình kiếm và là người hầu của Thanh Thanh) thắc mắc là với cây đao gỗ này có giết người được không thì Đinh Bằng đã giải thích với cây đao gỗ này thì phát huy công lực chỉ 7 phần cũng giết người được như thường nhưng với cây “Viên Nguyệt Loan Đao” thì Đinh bằng phát huy được hết khả năng với 12 phần. Cuối cùng khi giáp mặt với Liễu Nhược Tùng ở thần kiếm sơn trang. Y với cây Viên Nguyệt Loan Đao cũng không làm gì được Đinh Bằng. Hai đao quang loé lên, Liễu Thanh Tùng bị xé làm 3 mảnh, chết ngay tức khác trước cây đao gỗ của Đinh Bằng.

Trong một lần vào Thần Kiếm Sơn Trang, Đinh Bằng đã uống Bách Hoa Tửu : thứ thuốc cường dương, kích thích ham muốn của Tạ Tiểu Ngọc nhưng Đinh Bằng đã vận công khống chế ham muốn và thoát khỏi thần kiếm sơn Trang mà không bị kích thích. Khi ra thần kiếm sơn trang, dùng mưu kế để dụ Thanh Thanh tới quan hệ vì Đinh Bằng không bao giờ phản bội Thanh Thanh. Đinh Bằng như một vị thần : thần chung thuỷ, thần đao, thần dự đoán, thần độc vì không bị độc tố của Tạ Tiểu Ngọc gây hại vậy.
————-

SỰ TÍCH “VIÊN NGUYỆT LOAN ĐAO
ĐEM XUÂN LẦU VẮNG NGHE MƯA RƠI : ÁI TÌNH VÀ HẬN THÙ TRÊN VIÊN NGUYỆT LOAN ĐAO

Giáo chủ Ma Giáo tình cờ đi ngang một làng nọ ở Giang Nam thì nghe tiếng ngâm thơ, giọng một thiếu nữ vang vọng bên tai. Họ đã quyết đi theo tiếng vọng lại và nghe được 2 câu thơ của nhà thơ Lục Du trong bài “MƯA XUÂN Ở LAM AN MỚI TẠNH “ 臨安春雨初霽

小樓一夜聽春雨,
深巷明朝賣杏花。

Tiểu lâu nhất dạ thính xuân vũ
Thâm hạng minh triêu mại hạnh hoa

Đêm xuân lầu vắng nghe mưa rơi
Sáng thấy ngõ sâu bán hạnh hoa

Giáo chủ và thuộc hạ đến xem thì thấy một thiếu nữ đang ngồi trong nhà với vẻ đẹp kiều diễm. Nàng toả ra nét quý phái, ngọt ngào mà bất cứ ai nhìn cũng đều mê mệt. Giáo chủ đâm lòng ham mê “sắc dục” nên chỉ vài lời nói đã làm thiếu nữ vốn lẵng lơ mà bỏ nhà theo “trai” đi với giáo chủ. Cô gái bỏ lại cha già, căn nhà xác xơ để đến làm Nhược Liễu Phu Nhân của giáo chủ ma giáo. Nhưng sự đời đâu có đơn giãn và êm đẹp, với bản chất “dâm tà”, cuộc sống không thể thiếu đàn ông, nên nàng ra sức khêu gợi các 4 nam trưởng lão trong Ma Giáo, gồm Kim Sư, Ngân Long, Đồng Đà…còn Thiết Yến thì có bà vợ la sát theo sau nên Nhược Liễu Phu Nhân không làm gì được. Thế là giáo chủ cứ tưởng, phu nhân mình “đoan chính” nên mỗi khi thuộc hạ “báo cáo” về thiếu phu nhân lăng loàn thì đều bị giáo chủ từ chối nghe và còn bắt một trưởng lão là Đồng Đà xin lỗi thiếu phu nhân vì lỗi bất kính,

Những người đàn ông trong Ma Giáo cũng không làm thoả mãn, nên Nhược Liễu Phu Nhân đã ra ngoài vụng trộm. Giáo Chủ phẩn uất vì phụ tình nên cầm “Viên Nguyệt Loan Đao” hạ sát rất nhiều người khiến ai thấy đều thất kinh “một đao xuất thủ, uy mãnh tuyệt luân, một đao tất sát”.Nhưng trong một phút giây tĩnh lặng, ông nghĩ lại và suy xét vì chuyện cá nhân mà lại giết nhiều người không phải nên đã khắc câu thơ 7 chữ

Đêm xuân lầu vắng nghe mưa rơi

lên thân đao để đè nén tính khí khiến mình bớt giận, không làm điều bất trắc, hạ sát người vô tội nữa. Ông muốn phát triển Ma Giáo theo tính thiện lương, không giết người nữa. Nhưng cuối cùng thì 3 vị trưởng lão : Kim Sư, Ngân Long, Thiết Yến Song Phi vẫn tạo phản, ly khai Ma Giáo.

Nhược Liễu Phu Nhân cứ tưởng dang dâm với người tình sáu ngón là bình yên nhưng người tình này vốn là thúc thúc của Đồng Đà – Trưởng lão của Ma Giáo. Hắn cũng là một nam nhi phải luyện võ công để thiên hạ trầm trồ, có tiếng trên giang hồ nên “bế quan” luyện võ công ,không phục vụ nàng được thì Nhược Liễu Phu Nhân lại đi thông dâm với người khác. Lang Quân 6 ngón ra phát hiện và chém giết người tình của mỹ nữ, cùng mỹ nữ, sau đó cũng tự sát. Nhưng họ còn có một đứa con gái nhỏ, có người đưa giáo chủ Ma Giáo thu nhận làm con mà thuộc hạ hay gọi là Thiên Mỹ Công Chúa.

Thiên Mỹ Công Chúa ở trong Ma Giáo học hết công thức bí truyền, kể cả ngón nghề chế tạo các chất độc và ám khí, kể cả bùa mê hoặc người khác. Thiên Mỹ công chúa cũng như mẹ với tính lẵng lơ, mê trai, làm phản và ra ngoài tìm trai để “thoả mãn dâm tính”.Thì tình cờ gặp Tạ Hiểu Phong – Trang chủ Thần Kiếm Sơn Trang, bà dùng bùa mê thuốc lú quyến rũ Tạ Hiểu Phong đứng lên chống lại Ma Giáo, hợp lực cùng 5 môn phái đẩy Ma Giáo vào con đường tuyệt vong. Cuối cùng Thiên Mỹ cũng thành công, Ma Giáo chỉ biết trốn trong thâm sơn cùng cốc, 3 vị trưởng lão : Kim Sư, Ngân Long, Thiết Yến Song Phi ly khai Ma Giáo đi theo Thiên Mỹ Công Chúa.

Thiên Mỹ Công Chúa sau thời gian “đẩy đưa” với Tạ Hiểu Phong thì hạ sinh một cô con gái, nàng đặt tên là Tạ Tiểu Ngọc. Vì Tạ Hiểu Phong xuất đạo, không còn màng danh lợi trần thế nên Thiên Mỹ Công Chua bực tức vì ông bỏ rơi công chúa, không đoái hoài gì đến nàng. Nàng mới đưa con gái là Tạ Tiểu Ngọc tới nhận cha với mục đích phá nát thanh danh Tạ Hiểu Phong và huỷ hoại Thần Kiếm Sơn Trang.

Thế là Thần Kiếm Sơn Trang trở thành một cơ sở Ma Giáo thứ 2 với tất cả mọi thủ đoạn, ám khí và chất độc bởi tiểu nữ chủ nhân mới của Thần Kiếm Sơn Trang là Tạ Tiểu Ngọc. Tạ Hiểu Phong sau khi quyết đấu với Yến Thập Tam thua trận nên ông chỉ ở trong Tàng Kiếm Lư mà không quan tâm đến sơn trang, ông không cần biết Tạ Tiểu Ngọc làm gì mà chỉ phó mặc cho trời đất. Tạ Tiểu Ngọc cũng thừa hưởng các bản tính lẵng lơ từ bà ngoại và mẹ nên sau này, nàng cũng sẵn sàng tự nguyện cởi đồ trước mặt nam nhân. Nàng quyến rũ tất cả mọi đàn ông mà nàng chấm, trong đó có Đinh Bằng, Quách Vân Long (Đệ tử Quách Tung Dương trong Tiểu Lý Phi Đao).

ĐINH BẰNG ….TIẾP NHẬN VIÊN NGUYỆT LOAN ĐAO.

Đinh Bằng từ người nghèo “cù bơ cù bất” vô tình lượm được bí kiếm kiếm phổ mà luyện chiêu “Thiên Ngoại Lưu Tinh” đã bại nhiều cao thủ trong võ lâm. Cơn men chiến thắng, nên đã đến Vạn Tùng Sơn Trang thách đấu Liễu Nhược Tùng vốn đệ tử Võ Đang, có danh phận trên giang hồ nhưng đã bị Liễu Nhược Tùng cùng vợ là Tần Khả Tình bàn kế hoạch hạ nhục Đinh Bằng. Hắn đã dùng “dâm dục kế” nhờ vợ “ khoả thân” lừa Đinh Bằng đi theo tiếng gọi ái tình, nàng quyến rũ Đinh Bằng và cướp “kiếm phổ” có chiêu Thiên Ngoại Lưu Tinh về đưa cho chồng nghiên cứu đối phó với Đinh Bằng. Khi Nhược Tùng giao đấu với Đinh Bằng thì đã đỡ được chiêu Thiên Ngoại Lưu Tinh và nói mình sáng tạo ra chiêu đó trước mấy vị quan khách nổi danh về Kiếm trong thiên hạ đến xem. Trong đó có Tạ Đình Sinh – tổng quản Thần Kiếm Sơn Trang. Liễu Nhược Tùng nói Đinh Bằng ăn cắp bí kíp kiếm phổ của hắn và ép Đinh Bằng không được dùng kiếm nữa.Thế là chàng trai Đinh Bằng phẫn chí đi tự sát. Trong một lần đi vào một hang động để tìm cách quyên sinh nhưng nơi đây Y đã gặp người vợ tương lai là Thanh Thanh (người trong Ma Giáo, và Thanh Thanh nói nàng là Hồ Ly Tinh tu đạo thành người). Chàng và nàng đang nói chuyện hăng say, nàng khuyên răng chàng không nên tự sát. Bổng đâu đó có kiếm khách áo đen tới đánh nhau hạ sát Thanh Thanh. Đinh Bằng đã lấy thân mình ra đỡ Thanh Thanh. Thanh Thanh cảm động vì ơn cứu mạng, mới dẫn chàng về gặp giáo chủ Ma Giáo….vì chân tình mà Thanh Thanh đã dạy đao pháp cho Đinh Bằng. Giáo Chủ thấy Đinh Bằng thật thà, nhân tài võ học nên đã truyền thụ võ công “Bí Kỹ Ma Đao” và nội lực của ông cho Đinh Bằng cùng cây Viên Nguyệt loan đao.

Đinh Bằng ly biệt kiếm pháp, trở thành cao thủ luyện đao , chàng quay về nhân gian quyết tâm trả thù, khuyếch trương thanh thế. Đinh Bằng quyết định đi tìm Tạ Hiểu Phong ở thần kiếm sơn trang để quyết đấu. Tại đây, Đinh Bằng đã bị Tạ Tiểu Ngọc gây khó dễ, hãm hại.

Mọi sự khổ đau của đàn ông đều vì đàn bà, mọi sự thù hận đều từ phụ nữ mà ra cả. Suy cho cùng trên đời : Yêu và được Yêu là nguyên nhân của mọi sự thù hận.
—————

圆月弯刀 : Viên Nguyệt Loan Đao

Chim Én

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *