baner nner

Lương thiện là một môn học – là sự lựa chọn : không phải tính cách thuần khiết

lương thiện là gì
Khổng Tử
Khổng Tử

Theo Khổng Tử dạy trong sách Tam Tự Kinh :人之初,性本善 – Nhân Chi Sơ, Tính Bản Thiện. Có nghĩa là con người ta khi sinh ra vốn dĩ lương thiện. Đấy là lời Khổng Tử nhưng Tuân Tử thì không nghĩ như vậy. Ông đã nói : 人之初,性本恶 – Nhân chi sơ tính bản ác” (con người sinh ra bản tính là ác, là ác nhân chứ không phải thiện nhân). Tôi lại đồng tình với Tuân Tử về điều này khi chứng kiến những sự việc xảy ra gần đây.

Theo Tuân Tử : “Bản Tính” là cái trời sinh ra đã có, cha sinh mẹ đẻ thì con người không cần phải học vì đã có những cái tính đó rồi. Đó là cái bản chất tự nhiên của con người mà “Tính” thì ai cũng như ai đều “ác độc, ganh tỵ, oán giận” : tính của thánh nhân cũng như tính người bình thường, người giàu sang cũng như người thấp kém. Con người theo quá trình hình thành từ xưa đến nay là động vật bậc cao – loài linh trưởng, quá quá trình tiến hoá mới có hình hài như bây giờ (có danh pháp khoa học: Homo sapiens, nghĩa đen: người tinh khôn). Nên vì thế bản chất hoang dã, tàn ác đã ngấm vào máu khi được sinh ra rồi, một phần do giáo dục rèn luyện thì mới được thuần tính, hướng theo một tính cách nhất định : thanh liêm, bác ái, lương thiện… Nhưng trong một môi trường bất định, hoàn cảnh khắc nghiệt thì bản chất tà ác sẽ nổi lên, nó sẽ bỏ qua hết “lương tri, thiện lương”. Một số tác phẩm phản án tình trạng này như cuốn “Thiên hồn” của Cao Minh, Chúa ruồi của William Golding.

LƯƠNG THIỆN LÀ MỘT MÔN HỌC

Lương Thiện cũng là trường phái, là một môn học mà bất cứ ai sinh ra trên cõi đời này đều được dạy và giáo dục là phải LƯƠNG THIỆN. Nhưng con người với bản chất trong tiềm thức là hoang dã, tà ác nên có những giai đoạn bản tính tà ác lại nổi lên, bỏ qua hết luân lý, học thuật và quên luôn cả môn học LƯƠNG THIỆN được chỉ dạy. Lương Thiện là một đặc điểm nổi trội khi cần nhận xét về một ai đó thì người ta hay nói : “Tính nó hiền, lương thiện” . Khi tự nhận xét tính cách của một ai người ta hay nói “Bản chất tôi lương thiện” cũng như khi ai hỏi người dơi – Bruce Wayne “Điểm đặc biệt nổi trội của anh là gì ”. Bruce Wayne : “Tôi giàu”. Lương thiện cũng là những niềm tin mà con người luôn tự hào, trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời thì con người luôn vận dụng, tôi luyện và phát huy rất tốt nhưng  khi gặp nghịch cảnh, sự khốn cùng  “bản chất hoang g dã lại trở về”. Họ sẵn sàng từ bỏ lương thiện để thụ hưởng một môn học khác.

Những chuyện cơm áo gạo tiền, giữa cuộc sống đầy rẫy những cám dỗ, liệu có mấy ai giữ được cái tâm trong sáng, làm người ngay thẳng hay kể cả môn học “lương thiện” kia đâu. Khi con người ta đang túng quẩn, đang thiếu tiền thì khi họ đứng trước hàng đống  tiền  khiến đôi mắt họ trở nên mù lòa, khiến trái tim trở nên đông cứng chỉ còn biết bản thân chứ không quan tâm đến người khác. Rồi cái môn học Lương Thiện mà người ta được chỉ dạy cũng sẽ bị quên lãng mà bản chất hoang dã trong con người trồi lên : TÀ ÁC.

Điểm qua vài sự việc xảy ra gần đây khi bản chất TÀ ÁC bộc lộ như : một anh thanh niên táo tợn cướp luôn cả xe + hàng hóa của một anh shipper, cả vụ Trang + Thái trong cái chết bé VA, hay những vụ chị bán hàng đoạt mạng chủ shop quần áo, hay gần nhất một khách hàng đâm chết chủ tiệm xăm hình….hay gần đây nhất vụ tham nhũng Việt Á. Khi người ta đưa bạn 1 triệu có thể bạn không suy nghĩ, nhưng người ta đưa bạn 1 tỷ thì “lương thiện” cũng sẽ mất, bản chất tham lam sẽ trồi lên chỉ huy.

THÔNG MINH LÀ TRỜI PHÚ – LƯƠNG THIỆN LÀ SỰ LỰA CHỌN

Những tính chất mà bất cứ ai khi được sinh ra không bị tác động, chỉ dạy, răn bảo thì nó là tính cách thuần khiết : Thông minh là một tính cách như vậy. Còn LƯƠNG THIỆN là con người được chỉ dạy, được răn bảo là phải sống LƯƠNG THIỆN. Lương Thiện là sự lựa chọn trong cuộc sống và không phải tính cách thuần khiết trong mỗi con người khi được sinh ra.

Có những người thấm nhuần sự LƯƠNG THIỆN đến vài năm, vài chục năm nhưng cuộc đời luôn có những biến cố mà Lương Thiện nó không còn sự lựa chọn nữa, người ta có thể bỏ qua tất cả mọi thứ được chỉ dạy để trở về bản chất hoang dã, tàn ác, tham lam của chính mình.

Nên mỗi khi tôi ra đời khi nghe ai nói bất cứ ai là “con nhà gia giáo, tính tình lương thiện” tôi chỉ cười và biết vậy. Tôi sẽ luôn hy vọng môn học LƯƠNG THIỆN được bất cứ ai sẽ thấm nhuần một cách thuần thục và thực hiện được “Triết lý Lương Thiện” của mình đến cuối đời để xã hội bình an, hạnh phúc hơn.

Trước khi làm điều thiện thì chúng ta phải tập NGHĨ THIỆN hay còn gọi là TÂM THIỆN trước, phải hình thành nên lối tư duy LƯƠNG THIỆN trước tiên. Theo lý giải triết tự từ “ÁC” 惡 là chữ thuộc dạng Hài Thanh, gồm chữ Á 亞 ở trên chỉ ÂM, và chữ TÂM 心 ở dưới chỉ Ý. Nên Á ghép với TÂM là Tình Cảm Xấu. (Trong cấu thành từ ÁC – 惡luôn có từ Tâm 心, đấy là văn hoá của người Trung Hoa khi sáng tạo ra chữ viết của họ, cũng như chữ Đức cũng có từ Tâm : 徳 để tạo thành tương tực như vậy). Chính vì thế nên muốn giáo dục một con người thì ta đều phải bắt đầu từ TÂM.

Tuân Tử

Tuân Tử

Cũng theo Tuân Tử nhờ có TÂM, người ta mới có thể hiểu được đạo lý nhân sinh: “Ông thường ví Tâm như là mâm nước: Khi nước lặng yên không bị khuấy động thì bụi bặm lắng xuống, nước trong sáng như gương phản ánh rõ ràng từng sợi râu, lông, tóc. Tâm mà tĩnh lặng cũng có thể soi chiếu đến tận cùng cái lý của vạn sự vạn vật.

Đối với Tuân Tử, “chỉ có cái tâm là ‘Thiện’ vì nó đại diện cho chế độ chính danh, cho vương quyền, để ngăn chặn cái Ác. Ông đã nói: “Tâm để tiết chế cái Dục…Điều gì Tâm cho là phải là chính lý, chính nghĩa là điều tốt. Nó ngăn chặn không cho Dục vọng lộng hành, làm loạn. Cho nên trong việc trị loạn, quan trọng nhất là cái ‘Tâm’”. Theo Tuân Tử, “đào luyện cái Tâm bằng lễ nghĩa, pháp luật kỷ cương xã hội, để “cải tạo” tính tự nhiên, cái dục vọng vô độ của bản năng mà ông cho là ‘thú tính, tàn ác’”. Nói tóm lại, dù bản tính con người có “khuynh hướng ác” nhưng thực ra, vẫn còn có cái Tâm để hướng thiện. Cái tâm ấy sẽ được giáo dục để giúp con người trở nên người tốt hơn.

Từ việc thấy được “khuynh hướng ác” trong con người và yếu tố giúp con người có thể hướng thiện là TÂM. nên Tuân Tử đưa ra hướng để giúp con người trở thành người tốt. Theo ông, giống như cây bị cong, bị vênh muốn uốn cho thẳng thì trước hết cần phải luộc, phải hơ nóng và phải có khuôn để uốn, dao bị cùn thì cần mài, dũa mới bén được. Như vậy, bản tính con người cũng thế, muốn có điều thiện, muốn trở nên người tốt thì họ cần được dạy dỗ, cần được giáo dục. Để giáo dục con người trở nên tốt thì việc đầu tiên là giáo dục TÂM. Giáo dục TÂM trong con người có nghĩa là giáo dục về ý thức, về sự hiểu biết. Khi TÂM trong con người được giáo dục, được huấn luyện, nó sẽ giúp con người phân định hoặc nhận ra được điều gì là tốt, điều gì là xấu, điều gì nên làm và điều gì không nên làm.

Qua học thuyết của mình, Tuân Tử muốn nhấn mạnh rằng “để giúp người ta ý thức về sự dữ luôn ở trong con người. Đó là bản tính đam mê, danh vọng, ích kỷ…và tàn ác. Muốn con người Lương Thiện thì phải giáo dục TÂM và tránh những hoàn cảnh hay môi trường kích động bản chất “Tàn Ác” nổi dậy“. Đấy là một việc gần như bất khả kháng, nó không phải lỗi nền giáo dục mà nó do cái Tâm con người bền bỉ, kiên trì, chế ngự bản chất “THÚ TÍNH” kia tới đâu để hướng LƯƠNG THIỆN.

Lương thiện cũng như một sợi dây, cũng chịu tác dụng của lực kéo và độ căng nhất định nên trong một mội trường không hoàn mỹ : dưới sức nóng, thay đổi thời tiết hay hoàn cảnh nhân tạo thì sợi dây sẽ bị đứt, Lương thiện cũng sẽ không còn.
————
Chim Én

Chim Én

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *