Việc giúp người là việc làm đáng trân trọng và thể hiện là người tốt, đáng ghi nhận, nhưng có những trường hợp khi việc tốt trở thành việc làm cho người được giúp khó chịu.
Trong cuộc sống, công việc, các mối quan hệ, ta thường chứng kiến nhiều chuyện làm sai, hành vi không mẫu mực của một ai đó. …Đó là những công việc hàng ngày, hay vấn đề chuyên môn gì đó mà bạn biết rõ nhưng người thực hiện có lẽ không có kiến thức nên làm không đúng hay cách nói chuyện của ai đó mà bạn cảm thấy họ nói sai. Khi bạn thấy những chuyện đó và ngỏ ý muốn giúp để làm họ tốt hơn nhưng rồi bạn trở thành kẻ “đáng ghét” trong mắt người ta thôi.
Vì điều này có thể làm cho họ cảm thấy bị xâm phạm và không kiểm soát được cuộc sống của mình, họ cảm thấy bị khinh thường …đừng cướp đi những trải nghiệm của họ trong cuộc sống này. Đừng nghĩ việc của mình là tốt là xuất phát từ tâm thì người ta sẽ lắng nghe. Thậm chí có khi nặng nề hơn là bạn trở thành kẻ chuyên quấy rối. Biết đâu trong đầu họ đang nghĩ “ mày thì biết gì mà nói, đồ nhiều chuyện” hay cảm xúc tiêu cực “là bạn đang khinh thường họ”.
Sau nhiều lần bị như vậy tôi trở nên im lặng trước những “điều ngốc nghếch” của người ta. Và chẳng bao giờ mở miệng, hay can thiệp vào bất cứ chuyện gì của ai nếu người ta không ngỏ lời muốn giúp.
Hãy dành những giá trị của mình khi người khác thực sự cần bạn, họ phải thực “đau”, thực sự “thất bại nặng nề” thì mới thấy những giá trị mà bạn mang lại cho người ta. Nói ra thì tôi không muốn người ta chịu thất bại nhưng cuộc sống không giống như cuộc đời.

Đừng cố làm người tốt khi người ta không cần trợ giúp
Trong công việc, tôi tiếp nhận một bạn mới và khi nói chuyện với bạn ấy thì tôi thấy bạn “cả bầu trời lý thuyết” và khi có job thì bạn giành hết mọi việc mặc dù tôi nói bạn đang làm sai. Nhưng đáp lại từ bạn là thái độ khinh thường tôi, sau khi bạn làm xong và đưa cho khách hàng. Kết quả là khách hàng chửi té tát, đòi huỷ luôn hợp đồng. Cuối cùng tôi đứng ra dàn xếp, chỉ bạn làm nhưng bạn vẫn chưa theo ý tôi. Sản phẩm sau khi fix lần 1 rồi đưa cho khách hàng thì khách hàng lại tiếp tục complain. Sau cùng thì bạn giám đốc cũng gọi cho tôi để cứu vãn. Cuộc sống mà nếu như bạn không cho người ta cơ hội làm thì người ta vẫn còn tưởng mình “giỏi lắm, tự hào lắm”. Dĩ nhiên khi tôi nhận lời, mọi việc trơn tru, khách hàng hài lòng và chuyển tiền.
Có một người bạn nọ, đang cần sửa bức tường đang vẽ sơn nước nhưng nội dung đã cũ, sai tên “Brand”. Bạn đang tìm người sửa lại nhưng với kiến thức và mối quan hệ thì bạn không biết ai làm được. Sau đó bạn có nhờ tôi tìm người, việc này thì có khó gì đâu cơ chứ. Sau một hồi, tôi tìm cho bạn một tay vẽ nọ, chấp nhận sửa cho bạn với giá “khá rẻ” và tôi đứng trung gian, không lấy một đồng nào. Tay hoạ sĩ kia lên làm khá cẩn thận, chỉ lấy đúng tiền công thoả thuận với tôi. Bạn tôi gọi điện cảm ơn, thắc mắc sao mà giá rẻ vậy, trong khi bạn tìm trên google nói tình trạng thì có người báo giá gấp 2, gấp 3 lần giá tôi báo cho bạn. Tôi chỉ cười và nói giúp bạn thôi vì chúng ta quen biết .Chứ nếu là người ngoài thì tôi đã không nói tay hoạ sĩ kia lấy giá đó vì họ là những người cùng tôi làm việc hay những bạn bè trong nghề giới thiệu nên tôi biết giá trị.
Tôi chẳng thích bao giờ chia sẻ cuộc sống, công việc của mình lên mạng xã hội hay cố chứng tỏ mình đang làm gì, hay đơn giản xây dựng “THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN THẬT TỐT” để tìm khách hàng vì đó không phải tính cách “NGƯỜI HƯỚNG NGOẠI CÔ ĐỘC – BÌNH THẢN HƯỚNG NỘI” của tôi. Nhưng vẫn có nhiều bạn tìm đến tôi nhờ giúp đỡ vì họ nghĩ tôi làm được, và tôi sẵn sàng giúp đỡ mà chẳng lấy “một đồng nào”.
————–
Chim Én
- Làm lồng đèn ống lon của ngày xưa thập niên 90s - September 24, 2023
- Sống lạc quan theo triết lý khắc lỷ và chủ nghĩa hiện sinh - September 24, 2023
- 19 quy luật để có một cuộc sống tốt đẹp từ Marcus Aurelius - September 23, 2023