baner nner

Chủ nghĩa khắc kỷ : để đời thêm hạnh phúc và bình an

chủ nghĩa khắc kỷ

Là một trường phái triết học được khai sinh ở Athens khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Lối sống theo chủ nghĩa khắc kỷ rèn luyện tinh thần cứng rắn, kiên định và tập trung suy nghĩ, nhìn nhận bản thân mình trước thế giới, và trong xã hội này, bên cạnh đó rèn luyện sự bình tĩnh khi đối mặt với khổ đau, bất hạnh, áp lực trong cuộc sống.

Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng : mọi sự đau khổ, dằn vặt vì ta đã chọn sai cách nhìn nhận vấn đề đang xảy ra

CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ CHIA LÀM 3 PHẦN

1/ Những gì ta có thể kiểm soát (hành động và suy nghĩ của bản thân);
2/ Những điều ta không thể kiểm soát (những yếu tố tự nhiên và hành động của người khác);
3/ Những gì ta có thể kiểm soát một phần (những hoạt động khi ta tham dự cùng người khác).

->Cuộc sống thì ta chỉ tập trung với phần 1, không quan tâm phần 2, tăng hiệu quả ở phần 3

Điều cốt lõi của chủ nghĩa khắc kỷ là đừng cố kiểm soát những gì xảy đến với bạn, vì đơn giản là bạn không thể làm chủ được điều đó. Thay vào đó hãy kiểm soát phản ứng của mình trước những sự việc đó.

TA NÊN HÀNH ĐỘNG VỚI NHỮNG ĐIỀU MÌNH CÓ THỂ KIỂM SOÁT

Để có được cuộc sống như mong muốn bạn cần phải bỏ qua những thứ vô nghĩa và bạn chỉ cần tập trung vào những gì nằm trong trách nhiệm và quyền hạn của mình. Đó chính là tâm hồn, hành động và cuộc sống của chính bạn.

Chủ nghĩa này cho rằng hạnh phúc và phán xét dựa trên hành vi sẽ khôn ngoan hơn là dựa trên lời nói. Nó hướng đến mục tiêu giúp con người hướng đến cảm xúc tích cực, hành động hợp lý. Chủ nghĩa này hướng đến các hành động thực tế chứ không chỉ là lý luận thông thường

CHỦ ĐỘNG ĐỐI DIỆN VỚI KHỦNG HOẢNG VÀ BẤT LỢI – ĐỨC KHAM NHẪN

Lối sống khắc kỷ đã được thực hiện bởi rất nhiều người nổi tiếng. Trong đó, cựu thị trưởng Vancouver – Sam Sullivan là một trong những tấm gương tiêu biểu nhất.

Năm 19 tuổi, Sam gặp phải một tai nạn trượt tuyết khiến ông bị liệt tứ chi. Sự cố này đã khiến ông muốn tự sát vì căn bệnh trầm cảm trong vòng 6 năm. Cho đến khi phát hiện và thực hành chủ nghĩa này thì cuộc sống của ông đã thay đổi.

Kể từ đó trở đi, ông coi mọi khó khăn xảy đến chính là cơ hội để bản thân rèn luyện. Ông thay đổi tâm thái từ một nạn nhân bị động trở thành người chủ động tìm kiếm cơ hội. Ông đã liên hệ với chuyên gia để bắt đầu tập những động tác cử động đơn giản. Và ông thay đổi tâm thái, từ một nạn nhân bị động đến một người chủ động tìm kiếm thành công.

THAY ĐỔI CÁCH NHÌN NHẬN VỀ MẤT MÁT – Ý CHÍ BẤT HOẠI

Một triết lý quan trong của chủ nghĩa khắc kỷ, đừng cố kiểm soát những gì xảy ra với bạn, vì điều đó không thể, thay vào đó hãy kiểm soát phản ứng của mình trước sự việc đó

Triết gia khắc kỷ Epictetus bị trộm lấy mất cái đèn kim loại trước nhà. Thay vì chửi mắng tên trộm, ông nhận thấy rằng mất một cái đèn không tổn hại quá nhiều đến ông, nhưng tên trộm thì đã phải đánh đổi phẩm cách con người cho việc trộm đồ. Vậy là hôm sau ông đi mua một cái đèn đất nung rẻ hơn, bỏ qua mọi chuyện.

Tôi vừa bị mất đôi dép da vì để bên ngoài, dù đã để dép bên ngoài 2 năm không ai lấy, thế mà 2 ngày trước tìm thì không thấy, chắc có kẻ nhà hàng xóm có khách ghé thăm, tiện ko mang gì nên xỏ luôn rồi. Chuyện đã qua và tôi không cần nguyền rủa kẻ đã lấy cắp chiếc dép tôi. Bởi cứ chửi rủa và cảm thấy tiếc về chiếc dép ấy làm tinh thần tôi càng bực bội, khó chịu.Tôi đã suy nghĩ chắc do ai đó không mang dép, tiện chân mang luôn mà chưa hỏi ý kiến mình. Cách nghĩ đó đã khiến tâm trạng tôi nhẹ nhõm hơn nhiều.

Phản ứng đau khổ ban đầu là không tránh khỏi, nhưng sau đó tôi nghĩ rằng, việc buồn bã hoàn toàn không có ích gì trong tình huống này.

Tựu chung lại cái cốt lõi chủ nghĩa khắc kỷ chỉ tập trung vào suy nghĩ của bản thân, rèn luyện ĐỨC KHAM NHẪN – Ý CHÍ BẤT HOẠI, không ai có thể làm bạn tổn thương và chán đời.

Chủ nghĩa Khắc kỷ dạy con người ta phân biệt rõ giữa thế giới của những điều bạn có thể kiểm soát và thế giới của những điều bạn không thể kiểm soát. Số lượng những điều bạn không thể kiểm soát thì nhiều vô hạn, chẳng hạn như thời tiết (không thể kiểm soát hôm nay trời nắng hay mưa), lòng người (không thể kiểm soát ai đó yêu hay ghét bạn), sức khỏe của nền kinh tế.

Trong khi đó, những điều bạn có thể kiểm soát thì ít hơn rất nhiều, chẳng hạn như thái độ của bạn đối với ai đó hay cái gì đó, quần áo chọn mặc hôm nay hay thực phẩm bạn chọn cho vào người.Và do năng lượng sống của con người là có hạn, Chủ nghĩa Khắc kỷ khuyên ta chỉ nên tập trung năng lượng và sự chú ý của mình vào thế giới ta có thể kiểm soát, thay vì thế giới ta không thể kiểm soát.

Marcus Aurelius

Marcus Aurelius

Xem thêm : 5 Bài học từ chủ nghĩa khắc kỷ giúp bạn tránh được tai hoạ cuộc sống

Chẳng hạn, nếu người yêu bạn muốn bỏ bạn ra đi, thì tất cả những gì bạn có thể làm, là chúc họ những điều tốt đẹp, cám ơn họ về những gì họ đã cho bạn, không buông lời cay đắng với họ. Chấm hết.Bạn không thể làm gì hơn được. Bạn không thể kiểm soát được việc họ muốn ở lại hay muốn rời bỏ bạn, vì đó là việc của họ, không phải việc của bạn.

—————-
Chim Én

Chim Én

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *