baner nner

Khủng hoảng hiện sinh trong đời sống

khủng hoảng hiện sinh

Khủng hoảng hiện sinh có tên tiếng Anh là Existential crisis là danh từ triết học để chỉ trạng thái tâm lý của một con người trong hoàn cảnh bất an

Khủng hoảng hiện sinh là gì ?

Khủng hoảng hiện sinh xảy ra với một người khi trong suy nghĩ  luôn tồn tại câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, sự tồn tại của chính họ ở cuộc đời này là gì, họ là ai, vì sao họ trải qua những khổ đau và mất mát như thế này.

Khác với những xúc cảm lo lắng, căng thẳng thường ngày từ cuộc sống xô bồ, từ công việc, gia đình, bạn bè… loại “khủng hoảng” này đôi khi lại mang tính chất lấn át, gặm mòn suy nghĩ và niềm lạc quan trong bạn. Tệ hơn chính là ý muốn tự sát kéo dài nếu không biết cách đối phó với chúng, đó sự cô đơn, mệt mỏi.

Đây chính là một thuật ngữ xuất hiện ở vài năm trở lại đây, gọi là existential crisis – “khủng hoảng hiện sinh”, thứ mà những người gặp phải phải đấu tranh hằng ngày để tìm lí do sống tiếp trong cuộc đời.

Khủng hoảng hiện sinh xuất hiện ở nhiều nhóm vấn đề khác nhau, ở mọi độ tuổi và ngay cả một người cũng có thể đối mặt với nhiều loại khủng hoảng.

Có nhiều loại khủng hoảng hiện sinh, như khủng hoảng về tự do, trách nhiệm, cái chết, sự cô lập, và về danh tính văn hóa.

Nguồn gốc của khủng hoảng hiện sinh

Cụm từ này xuất hiện trong văn bản từ những năm 1930 khi nói đến chủ nghĩa Phát Xít và mối đe dọa diệt chủng người Do Thái. Khủng hoảng hiện sinh ở đây được sử dụng theo nghĩa đen để miêu tả quá trình người Do Thái cố gắng sống sót trong thời kỳ Hitler.

Năm 1970, bác sĩ người Đức Erik Erikson chính thức nghiên cứu existential crisis từ góc độ tâm lý học. Ông đặt cho nó một tên gọi nữa là khủng hoảng danh tính.

Thuật ngữ khủng hoảng hiện sinh còn có mối liên hệ mật thiết với chủ nghĩa hiện sinh (existentialism), một nhánh triết học khám phá bản chất của sự tồn tại.

Khủng hoảng hiện sinh trở nên phổ biến

Sau vụ thảm sát Holocaust và Thế chiến II, existential crisis được sử dụng nhiều hơn nhưng tập trung vào từng cá nhân. Các nhà khoa học bắt đầu sử dụng cụm từ này vào những năm 1950 để mô tả những cuộc xung đột về mục đích sống xảy ra trong một con người.

Xu hướng chánh niệm về sức khỏe tâm thần cũng khiến nhiều người biết đến existential crisis hơn. Theo Google Trends, từ khóa liên quan nhiều nhất đến “existential crisis” là “depression” – trầm cảm.

Năm 2019, Dictionary.com đã chọn “existential” là Từ của Năm (Word of the Year).

khủng hoảng hiện sinh

Những đề tài của khủng hoảng hiện sinh

  1. Khủng hoảng về ý nghĩa của cuộc sống

“Đời người chỉ sống một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí” (trích từ cuốn “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nikolai Alexeevich Ostrovsky)

Điều này cũng dễ hiểu. Không ai trong ta muốn sống một cuộc đời vô nghĩa. Ai cũng muốn tìm cho riêng mình một ý nghĩa, một động lực, một lí do để tiến về phía trước. Nhưng có thực sự đơn giản khi con người hiện đại ngày càng đối mặt với nhiều mối lo khác nhau?

  1. Khủng hoảng về cảm xúc và sự tồn tại

Đời người vốn rất phong phú, ở đó có sự pha trộn của nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Thế nhưng liệu ai cũng có thể nhận thức và hiểu rõ điều này nếu mọi thứ luôn xảy ra không theo ý ta muốn, luôn khiến ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản và tự trách bản thân?

Có người lựa chọn gạt bỏ đi những cảm xúc tiêu cực vì họ cho rằng nếu không có chúng, bản thân sẽ sống hạnh phúc hơn. Có thực sự đúng như vậy? Tôi e là không, tôi không chắc ai có thể sống mãi với những “hạnh phúc giả tạo” như thế. Rồi sẽ có một ngày ta cảm thấy mọi thứ xung quanh dần trống rỗng mà thôi!

  1. Khủng hoảng về kết nối và cô lập

Ngày nay, khi mạng Internet đã phát triển vượt bậc, khi công nghệ hiện đại đã trở thành nơi kiếm thêm thu nhập, nơi mà con người có thể tra cứu thông tin dễ dàng thì sự kết nối giữa người với người càng trở nên “xa xỉ”. Con người cô lập chính mình trong một “bầu khí quyển” của công việc, tiền bạc… mà quên mất nhiều chân giá trị khác trong cuộc đời.

  1. Khủng hoảng về cái chết

Bạn định nghĩa cái chết như thế nào? Chết là lúc ta tim ta ngừng đập? Chết là khi ta đã mất hoàn toàn ý thức ? Theo tôi, một con người có thể chưa có quá nhiều trải nghiệm phong phú nhưng cũng đã quan sát được không ít thì khủng hoảng về cái chết chính là loại cảm giác mà bạn cảm thấy chính mình “chết khi còn đang sống”. Bạn gục ngã trước thực tại khắc nghiệt, bạn mưu cầu được giải thoát nhưng không đủ dũng khí đề kết thúc đời mình.

  1. Khủng hoảng về tự do và trách nhiệm

 Cuộc đời là của ta, ta là người chịu trách nhiệm cho tất cả mọi lựa chọn của mình. Nhưng một người khi gặp phải khủng hoảng hiện sinh lại lo sợ nhiều hơn về kết quả của lựa chọn đó. Họ không chắc quyết định đó có thể mang lại điều tốt hay chỉ mang đến phiền phức, họ sợ bắt đầu và cuối cùng chỉ đành gác lại.

Nhận thức được việc vượt qua điều này là rất khó. Nhưng khó sẽ không đồng nghĩa với việc bạn đầu hàng trước nó. Cho nên, hãy chấp nhận “sống” cùng nó nếu bạn đã mắc phải. Tìm cách vượt qua nó nếu bạn thực sự mong muốn đời mình không phải là chuỗi ngày trượt dài trong nỗi đau, sự tuyệt vọng.

Chim Én

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *