baner nner

Chủ nghĩa khắc kỷ – triết học của một tâm hồn bản lĩnh

chủ nghĩa khắc kỷ

Chủ nghĩa khắc kỷ là gì vì sao nó là một trường phái được nhiều người theo đuổi lối sống này, nguồn gốc từ đâu và ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây

Nguồn gốc chủ nghĩa khắc kỷ

Về nguồn gốc, cái tên “Stoicism” được lấy dựa theo tiếng Hy Lạp “Stoa Poikile”, tức là cái mái hiên nơi mà người sáng lập trường phái Zeno dạy học trò của mình. Theo Internet Encyclopedia of Philosophy, trường phái khắc kỷ- hay những người theo khắc kỷ – hướng tới Eudaimonia, dịch đại thể là “hạnh phúc lâu dài”. Và để có được cái đích ấy, các Stoics phải sống thuận với tự nhiên (living in agreement with nature).

3 người chủ nghĩa khắc kỷ

Ba người nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất đến sự thành công của Chủ nghĩa Khắc Kỷ: Marcus Aurelius, Lucilius Seneca, và Epictetus, sẽ khiến bạn phải tự hỏi, liệu Khắc Kỷ có thực sự “khắc kỷ” hay không? Trong khi Marcus Aurelius là hoàng đế La Mã, Lucilius Seneca cũng là cố vấn của hoàng đế Nero, và là 1 trong những người giàu nhất thời ông. Epictetus có lẽ là người xuất thân hèn mọn nhất, khi ông chỉ là 1 tên nô lệ. Tuy nhiên, với sự thông minh tuyệt đỉnh của mình, ông đã trở thành người đứng đầu trường phái Khắc Kỷ. Những ghi nhận lịch sử cho thấy Chủ nghĩa Khắc Kỷ có thể nói là thịnh vượng trong thời kỳ của ông. Vậy, theo bạn, 2 chữ “khắc kỷ” ấy có thực sự hợp lý để miêu tả 3 người này không?

Điểm cốt lõi của Chủ nghĩa Khắc Kỷ?

Thứ nhất : Phẩm Cách

Chủ nghĩa Khắc Kỷ khái quát 4 phẩm cách (phẩm hạnh) mà con người nên tuân theo trong mọi hoàn cảnh:
+ Trí tuệ (wisdom)
+ Can đảm (courage)
+ Ôn hoà(Temperance)
+ Công bằng (justice)

Đây sẽ là 4 phẩm cách mà bạn phải đối chiếu, khi tìm lý do cho mỗi hành động của mình. Và nếu bạn có thể tuân thủ 4 phẩm cách này mọi lúc mọi nơi, Chủ nghĩa Khắc Kỷ tin rằng bạn sẽ có được cái đích hạnh phúc viên mãn.

Thứ hai :cách thức

Chủ nghĩa Khắc Kỷ khái quát hóa thế giới thành 2 nhóm: những thứ chúng ta có thể kiểm soát và những thứ ta không thể kiểm soát.

Tư tưởng này được William Irvine đính chính và phát triển thành 3 nhóm nhỏ hơn:

 +Nhóm 1 : Những thứ chúng ta có thể kiểm soát

+ Nhóm 2 : Những thứ chúng ta hoàn toàn không kiểm soát được

+ Nhóm 3 : Những thứ chúng ta chỉ có thể kiểm soát 1 phần.

Cụ thể hơn, nhóm 1 gồm suy nghĩ và hành động của bạn. Nhóm 2 gồm những thứ bên ngoài như thời tiết, đồ đạc, hoặc hành động của người khác. Trong khi nhóm 3 thường chỉ những họat động có sự tham gia của đối tượng khác, như 1 trận tennis chẳng hạn. Về cơ bản, ta không nên bận tâm chút nào đến nhóm 2, tập trung toàn bộ vào nhóm 1, và đặt mục tiêu rõ ràng cho nhóm 3.

Nhóm 3 có vẻ phức tạp nhất, liên quan đến sự giao tiếp hoặc trao đổi với người khác (hoặc vật khác), vậy hãy cùng xem xét cụ thể hơn một chút nhé. Bạn thử nghĩ xem, nếu trong trận tennis, mục tiêu của bạn là thắng cuộc, và bạn không đạt đựơc nó, có phải sự bình thản trong suy nghĩ của bạn có thể bị gián đoạn. Nhưng nếu mục tiêu của bạn là cố gắng hết mình, hẳn nhiên dù thua bạn cũng sẽ tiếp cận kết quả ấy 1 cách bình thản hơn đúng không? Tuy nhiên, chú ý là điều đó hoàn toàn không có nghĩa là cứ thua liên tục đâu nhé. Chỉ là trong sự tương tác với xã hội, bạn phải tìm mọi cách bảo vệ được sự bình yên trong tâm tưởng mình. Thử nghĩ về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hay Brexit trong năm vừa rồi xem, có phải nhiều người đã đặt sai mục tiêu của mình cho 1 hoạt động trong nhóm 3 hay không?

Hy vọng những điểm khái quát trên có thể giúp bạn hiểu được phần nào về Chủ nghĩa Khắc Kỷ và mục tiêu của trường phái này. Tất cả những gì những người theo Khắc Kỷ hướng đến, tựu lại, chỉ là sự bình thản trong tâm tưởng mà thôi. Tuy nhiên, nếu coi đó là một trong những điều khó nhất thế giới, chắc mọi người cũng không quá bất ngờ đâu đúng không?

Chim Én

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *