baner nner

Luận về Thiên thời – Địa Lợi – Nhân hoà trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

tam quốc diễn nghĩa

Tam quốc Diễn Nghĩa thì ai cũng đều biết đến Thiên thời – Địa lợi – Nhân Hoà nhưng sự thật ai được những điều trên.Nói theo cách thông thường thì Tào Tháo được thiên thời, Tôn Quyền được địa lợi, Lưu Bị được nhân hòa. Đây chỉ là lời của tiểu thuyết gia, nên rất đáng ngờ.

Tào Tháo có được thiên thời không? Nhiều người đã nghi ngờ điều này từ lâu. Lưu Bị được nhân hòa à? Tôi thấy cũng chưa chắc.

Thế nào là “thiên thời”? Chính là xu thế phát triển của xã hội. Xu thế phát triển bấy giờ là gì? Là giai cấp địa chủ sĩ tộc ắt sẽ trở thành vai chính trên vũ đài chính trị. Vậy Tào Tháo có đại diện cho xu thế này không? Không hề. Đại diện cho xu thế này là Tư Mã Ý. Tào Tháo có đại diện cho giai cấp này không? Cũng không. Đại diện cho giai cấp này là Viên Thiệu. Nếu đã như vậy, sao có thể nói là Tào Tháo “được thiên thời”?

Lưu Bị cũng chưa hẳn là “được nhân hòa”. Giai đoạn đầu thì được, Lưu, Quan, Trương thân như anh em, Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Pháp Chính cũng hết lòng phò tá. Nhưng về sau thì khó nói. “Nồi da xáo thịt” liên tục nổ ra, Lý Nghiêm bị phế, Bành Dạng bị giết, ngay con nuôi Lưu Phong cũng bị ban chết, Ngụy Diên và Dương Nghi cũng đấu đá đến chết. Thực ra Thục Hán mất nước, một nguyên nhân quan trọng là do đấu đá nội bộ. Tập đoàn Đông Châu và chính quyền Thục Hán bằng mặt không bằng lòng, tập đoàn Ích Châu cũng lục đục với chính quyền Thục Hán, nhân sĩ Ích Châu thậm chí còn mong Tào Ngụy mau tới “giải phóng” cho họ, chỉ muốn Thục Hán mau mau diệt vong, sao có thể nói là “được nhân hòa” đây?

Thành công của Tôn Quyền cũng chưa chắc là nhờ “được địa lợi”. Ban đầu mối lo lớn nhất của ông ta không nằm ở miền bắc (Tào Tháo, Viên Thiệu) cũng không phải ở miền tây (Lưu Biểu, Lưu Chương) mà ở Giang Đông. Lúc này có gì mà gọi là “địa lợi”? Thực ra Tôn Quyền có thể đứng vững chân, sau đó lại sống sót và phát triển được, trước tiên là nhờ “được nhân hòa”. Tam Quốc chí – Ngô chủ truyện đã viết rõ, Tôn Quyền vừa nối nghiệp, đã có hai trang anh hào khó ai sánh bằng một văn một võ cho rằng Tôn Quyền “có thể cùng dựng nghiệp lớn”, bằng lòng ủng hộ và phò tá ông ta (gửi lòng mà phụng sự) còn giúp ông ta kiến lập quyền uy của mình, đây chẳng lẽ không phải “nhân hòa”?

Chúng ta đều biết, hai người này là Trương Chiêu và Chu Du…
——————-
(Dịch Trung Thiên)

Chim Én

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *