baner nner

Mã Tốc : Đọc sách nhưng không thực tiễn nên thua trận

Mã Tốc

Vương Bình trưởng thành từ quân ngũ, không biết đọc viết, chẳng rõ nổi 10 chữ, thường phải nhờ binh sỹ đọc bút tích, Sử ký, Hán thư lấy thông tin hay chiếu lệnh, nói chuyện với binh sỹ.

Mã Tốc thì khác, tài học cao vợi, xuất thân là một trong năm tinh tuý Mã Thị Ngũ Thường và là học trò và cánh tay phải đắc lực của Khổng Minh trong quân đội Thục Hán.

Trong lần xuất quân đầu tiên Bắc Phạt, Gia Cát Lượng đã để Mã Tốc làm quân tiên phong cùng Vương Bình trấn thủ Nhai Đình là nơi trọng yếu trên con đường trong hành trình Bắc Phạt.

Tam Quốc Chí chép: “… Năm Kiến Hưng thứ sáu, Bình theo Tham quân Mã Tắc làm tiên phong. Tắc bỏ nguồn nước đóng quân trên núi, làm việc tuỳ tiện. Bình cố sức khuyên can, Tắc không theo kế nên bại ở Nhai Đình, binh sỹ tan tác hết cả …”,

Cuối cùng, Ấu Thường thua trận, mất Nhai Đình và trở về bái kiến Gia Cát Lượng. Hắn vì ấu trĩ trong học thức văn vở, còn Vương Bình lại đúng với kinh nghiệm thực tế chiến chinh của bản thân, tuy nhiên cơ hội Bắc phạt đã sụp đổ hoàn toàn khi Nhai Đình thất thủ, khiến cho nước Thục rơi vào tình cảnh khó khăn, là thất bại đầu tiên trong tiến trình Bắc phạt của Thục quốc. Đó là sai lầm trong cách hành binh của Mã Tốc và Mã Tốc đã bị xử trảm theo quân lệnh.

Do vậy, học không bao giờ thừa nhưng mà ta học như thế nào cũng rất quan trọng. Cái gì cũng biết nhưng rốt cuộc lại chẳng biết cái gì nguy hại thật khó lường,

Bài học từ Mã Tốc và Vương Bình cho thấy, ngu dốt kẻ có học đáng sợ gấp bội so với thằng vô học nên người đời mới nói nhiệt tình cộng dốt nát thành phá hoại thế thôi …

实 践 出 真 知
———-
Thực tiễn xuất kì tri
(Có thực tiễn mới thực sự hiểu biết)

(Cái ngu của kẻ có học đáng sợ gấp nhiều lần cái ngu của kẻ vô học)

Chim Én

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

%d bloggers like this: