baner nner

Bài học Lục Tốn : đừng cậy công thần mà cãi ý chủ

Lục Tốn

Điểu tận cung tàng”, khi chim đã chết thì người ta vác cung đi một nơi mà không dùng đến nữa.

Câu thành ngữ Hán văn quen thuộc: “Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàng; địch quốc phá, mưu thần vong”.

Tạm dịch:  “Thỏ khôn chết, chó săn bị mổ làm thịt; chim bay cao hết, cung tốt vứt bỏ; nước địch phá xong mưu thần bị giết”.

Lục Tốn thâm tàng bất lộ trong vai trò của một tướng lãnh cầm quân chinh chiến nơi sa trường bao nhiêu thì lại thiếu mềm dẻo về chính trị bấy nhiêu.

Khi Tôn Quyền chọn con thứ lên làm thái tử kế vị, Lục Tốn đã viết thư chỉ trích Tôn Quyền bằng lời lẽ khá quyết liệt.

Cái dở của Lục Tốn chính là:

+ Thứ nhất : Lục Tốn cứ nghĩ mình như người nhà của Tôn gia, mà đâu biết rằng ông cũng chỉ là một thần tử dưới trướng Tôn Quyền như bao thần tử khác.

+ Thứ hai : Ông quên mất Tôn Quyền ngày trước vốn là con thứ, dù ít hay nhiều thì Tôn Quyền cũng khá tự ái bản thân đấy chứ!

+ Thứ ba : Lục Tốn quên mất rằng mình chỉ là con rể

+ Thứ tư : Lời lẽ của Tốn mạnh bạo cương liệt, mất lòng Tôn Quyền, nói chuyện với Vua ko bao giờ như nói chuyện với người bình thường tri âm tri kỷ, làm sao ko khiến Tôn Quyền ko phẫn nộ?

Xưa nay quân chủ ko tiếc tài để nuôi họa phản trắc bao giờ. Lục Tốn dẫu trung thành, dẫu chí công vô tư, dẫu ko có lòng riêng, nhưng cũng ko đồng nghĩa là Tôn Quyền và phe phái ủng hộ con thứ của Quyền sẽ nghĩ như vậy

Một lời nói dối nhẹ nhàng vẫn hơn một sự thật thô thiển nghe chói cái lỗ tai, người ta thường hay nói quý sự trung thực thẳng thắn. Tuy nhiên không phải lúc nào thẳng thắn quá cũng nên việc, trung thực quá cũng được lòng.

Nhất là việc nhà của người ta thì đừng nên xen vào quá nhiều.

Anh có công lớn thế nào thì quyền lợi tôi cũng cho anh lại xứng đáng. Đừng quên một nguyên tắc cơ bản rằng anh cũng chỉ là một đứa làm công không hơn.

Nghiêm trọng là Lục Tốn không nhận ra điều này.

Để rồi sau cùng chết trong phẫn uất đúng với cái nghiệp bạc bẽo của hai chữ “công thần”

Chim Én

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *