Cổ Long giã biệt trần thế vào ngày 21/09/1985 do xơ ga và dẫn đến ọc máu tĩnh mạch, thực quản vỡ ra mà mất. Những người yêu mến ông tiếc nuối. Một con người tài hoa nhưng phẫn chí, cuối đời nghiện rượu mà đến bệnh ga mà chết. Nhưng những tác phẩm của ông vẫn sống trường tồn theo thời gian. Đến tận bay giờ sau 30 năm ngày Cổ tiên sinh rời xa trần thế nhưng vẫn có một bộ phận người vẫn đọc tác phẩm ông viết ra.
Hoàn cảnh xuất thân Cổ Long
Năm 1936, Cổ Long (古龍) tên thật là Hùng Diệu Hoa (熊耀華) được sinh ra tại Hồng Kông .Từ nhỏ Cổ Long đã đọc và rất yêu thích các tác phẩm võ hiệp cổ đại của Trung Quốc. Năm 13 tuỗi, ông theo cha mẹ sang định cư tại Ðài Loan, không lâu sau là cha mẹ ly dị, gia đình tan vỡ. Ông bắt đầu cuộc sống như ác mộng, làm thuê làm mướn khắp nơi, ăn đói mặc thiếu, khốn khó cùng cực. Tại Hong Kong, vào năm 1954 Lương Vũ Sinh bắt đầu viết “Long Hổ đấu Kinh Hoa” đăng tải nhiều kỳ cho “Tân văn báo”, năm 1955, “Thư kiếm ân cừu lục” của Kim Dung cũng bắt đầu xuất bản.Cổ Long khi đó mới chỉ là một cậu bé tập tành văn học, tác phẩm đầu tiên của ông chính thức có nhuận bút là một tiểu phẩm văn học viết năm 1956.
Ðài Loan khi đó kiếm sống không dễ, mà nếu thành danh được từ một bộ tiểu thuyết võ hiệp thì sẽ khỏi còn phải lo chuyện y thực, thế là hàng loạt các tay văn hay chữ tốt ào ào mài bút xông trận. Thời đó, các cây bút viết truyện võ hiệp có đến trên 300 trăm người, và Cổ Long thì lại nhiều năm kiếm ăn loanh quanh trong giớí thuần văn học, chẳng thấy tiếng tăm gì , thế là ông cũng hướng cái nhìn sang tiểu thuyết võ hiệp.
Tác phẩm đầu tiên của Cổ Long
Tên tuổi “Tam kiếm khách” là Ngoạ Long Sinh, Tư Mã Linh, Gia Cát Thanh Vân đang toả sáng trên bầu trời Ðài Loan. Họ thường xuyên tụ tập đánh bài uống rượu với nhau, người trẻ tuổi như Cổ Long cũng mon men nhập hội. Mấy vị danh gia này đều có chuyên mục của mình trên các tờ báo, ngày ngày toà báo thường cử người đến lấy bài vở từ họ. Ngoạ Long Sinh trong một lần đã nhờ Cổ Long chẳng tên tuổi gì viết nốt cho một chương giúp họ. Với tài hoa đang chớm nở, Cổ Long đã nhận lời viết giúp và cứ như thế ông cứ đi viết thuê cho các danh gia đương thời. Rồi từ những năm tháng đó, Cổ Long dần quen được một số quy luật viết tiểu thuyết kiếm hiệp của các bậc danh gia. Đến một lúc, ông muốn tự thử sức mình và đã hăm hở nhập cuộc viết tiểu thuyết võ hiệp thật sự. Tác phẩm đầu tay “Vòm trời của cây kiếm thần” đã viết xong vào năm 1960, tuy chẳng gây ra được chấn động gì hay được các nhà xuất bản săn đó nhưng tác phẩm đó có thể coi là một cuộc “thử đao nho nhỏ”. Sau đó tác phẩm này được nhà xuất bản Ðệ nhất của Ðài Loan in. Từ đó cảm hứng của Cổ Long cứ tuôn chảy khó ghìm và ông bắt đầu viết hăng say từ năm 1960 đến 1963, liên tục các tiểu thuyết “Trăng quái sao lạ”, “Tương phi kiếm”, “Lối mất hồn”, “Chuông hoa”, “Vòng hoa rực rỡ”, “Kíêm huyền lục”, “Kiếm khách hành” …. nối nhau được in và xuất bản. Do bút lực chưa “đủ độ chín cần thiết”, Cổ Long viết nhanh, viết nhiều, có thể thấy những sáng tác đầu kỳ này đều non nớt về nghệ thuật bút pháp, tầm thường về tình tiết câu chuyện, không tránh khỏi mạch truyện không được lưu loát làm người đọc khó chịu. Nguyên nhân có thể là sự bức bối của hoàn cảnh sống, và tâm trạng cấp tháo công lợi của Cổ Long khi đó, ông từng hồi tưởng trong nỗi cay đắng: “Viết vì cơm áo tuy không phải nỗi bi ai chung của nhà văn, nhưng lại là nỗi bi ai của tôi, tôi cũng tin rằng đây không chỉ là nỗi buồn của riêng tôi”.
Ðài Loan thật lắm các phái tiểu thuyết võ hiệp, nào là “Phái võ hiệp tình cảm truyền thống”, ” Phái hiệp tình siêu nghệ”, “Phái tình thơ ý hoa”, “Phái tài tử giai nhân”, “Phái trào lộng thế gian”. Tuy lắm phe phái như Bát tiên quá hải, nhưng phần lớn cũng chỉ là kế thừa các đại sư võ hiệp thời dân quốc như Hoàn Châu Lâu Chủ, Cung Bạch Vũ, Trịnh Chứng Nhân, Vương Ðộ Lư, Chu Trinh Mộc …..dần dần trở nên tầm thường nhạt nhẽo, ngày một sa sút.
Tư tưởng lập chí cách tân tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long, có thể thấy từ lời tựa trong cuốn “Anh Hùng Hoan Lạc”được in năm 1971: “Quả có lúc tiểu thuyết võ hiệp đã viết quá là hoang đường vô lối, quá là máu me lâm ly, mà quên mất rằng chỉ có nhân tính, mới là cái không thể thiếu trong mỗi cuốn tiểu thuyết”. Từ năm 1964, Cổ Long đã sớm mải mê tìm tòi tính nghệ thuật của tiểu thuyết võ hiệp, năm đó ông đã tỉa hút lấy cái tư tưởng võ học “Nghênh Phong Nhất Đao Trảm” trong cuốn Thần Điêu Hiệp Lữ của Kim Dung, ông xoá bỏ cái phồn hoa xưa cũ, làm tác phẩm giàu cảnh thơ sâu lắng, và thoang thoảng ý thiền, hình thành phong cách điển hình của tiểu thuyết Võ Hiệp Tân Phái, qua đó Cổ Long đã từ đám đông những nhà viết truyện võ hiệp, để sánh cùng các nhà văn đàn anh Ngọa Long Sinh, Tư Mã Linh, Gia Cát Thanh Vân trở thành tứ đại danh gia của tiểu thuyết võ hiệp đương thời.
Bút danh Cổ Long và dấn thân con đường tiểu thuyết gia
Người ta lưu truyền rằng bút danh của ông có liên quan đến một người con gái xinh đẹp tên Cổ Phụng. Sau khi bị từ chối tình cảm, vì muốn Cổ Phụng mãi mãi nhớ đến mình, Hùng Diệu Hoa đã chọn bút danh Cổ Long.
Cổ Long quan niệm : Tiểu thuyết là nhân học
Sau tài năng đã được khẳng định và được công chúng biết tới, Cổ Long liên tiếp viết các danh tác “Ngọn cờ anh hùng”, “Võ Lâm Ngoại Truyện “, “Danh Kiếm Phong Lưu”. Những tác phẩm này đều chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn đầy lôi cuốn và đã có được một lượt độc giả nhất định, khiến họ phải đọc tiếp nối từng chương, nhưng tiểu thuyết đọc xong rồi hết, chẳng để lại trong óc hình tượng anh hùng bằng xương bằng thịt nào cả. Ðây chính là nỗi niềm lớn nhất của Cỗ Long. Tiểu thuyết là nhân học, nếu để thiếu nhân vật thì dù cho tiểu thuyết có đẹp đến mấy, cũng chỉ như một món văn hóa ăn nhanh thiếu ý vị để có thể hồi tưởng. Cũng bởi nguyên nhân này, không những Cỗ Long không có được chổ đứng trong giới văn học, mà ông còn rất không bằng lòng với mình. Trong một dịp xã giao, có người bạn văn nghệ hỏi Cổ Long: “Tôi chưa từng đọc truyện kiếm hiệp bao giờ, lúc nào đưa tôi một cuốn ông tâm đắc nhất, xem rốt cuộc thì tiểu thuyết võ hiệp đã viết cái gì?” Việc này đã kích thích mạnh Cổ Long. Qua những suy ngẫm đau đớn và bình tĩnh, Cổ Long quyết định tái mỗ xẻ đối với tiểu thuyết võ hiệp tân phái, ông cần chứng minh tiểu thuyết võ hiệp cũng là một môn nghệ thuật bằng kết quả thực tiễn của chính mình.
Cổ Long vẩn miệt mài sáng tác để “trả bài” nhà xuất bản
Tuyệt Đại Song Kiêu ra đời gây tiếng vang lớn
Dưới một tâm thái như thế, năm 1967 Cỗ Long viết cuốn “Tuyệt Đại Song Kiêu” làm cháy bỏng lòng người. Tiểu Ngư Nhi và Hoa Vô Khuyết là một cặp thai song sinh, cũng là một cặp thực thể mâu thuẫn. Hoa Vô Khuyết ăn sung mặc sướng từ nhỏ, lại là bậc cao thủ võ lâm, mà cuộc sống không hề có niềm vui, còn thể hiện một nhân sinh quan chán đời cực độ; Tiểu Ngư Nhi thì hoàn toàn thiếu thốn vật chất, nhưng anh lại có lý tưởng sống cao đẹp, có những người bạn chân thành, nên cuộc sống anh nhiều về nhiều màu đầy tươi sáng. Ðương nhiên, Tiểu Ngư Nhi cũng không phải là một con người hoàn mỹ vô khuyết, thế nhưng chẳng lẽ thế gian này có người nào hoàn mỹ vô khuyết sao? Bộ tiểu thuyết với hàng triệu chữ với hàm ý rằng: “Một con người được hạnh phúc hay chăng, hoàn toàn quyết định bởi con người đó có được một trái tim khoan dung cao đẹp hay không”. Bộ “Tuyệt Đại Song Kiêu” đặc trưng sự mở đầu mười năm (1967 – 1976) độc chiếm Văn đàn Ðài Loan đầy hãnh diện của Cổ Long.
Cổ Long chọn lối đi riêng
Cổ Long đã cảm nhận sâu sắc rằng mình khó có thể theo kịp Kim Dung về học vấn và về tầm tu dưỡng, nên quyết định khai phá một con đường riêng, ông đã đem ghép hình tượng trinh thám trong tiểu thuyết suy lý của phương tây vào tiểu thuyết võ hiệp. Thế là ông bắt tay viết “Hương thoảng biển máu” trong “Sở Lưu Hương truyền kỳ”. Một loạt võ lâm cao thủ lừng danh giang hồ bị giết hại, ai đã là hung thủ của các vụ án động trời này? Trải qua những cuộc minh tra án phỏng đầy nhọc nhằn, cuối cùng thì Sở Lưu Hương đã vạch mặt thầy Diệu Tăng nho nhã phong lưu, đa tài đa nghệ chính là hung thủ. Sự kết hợp giữa võ hiệp và trinh thám đã trở thành một đặc trưng lớn trong tiểu thuyết võ hiệp hậu kỳ của Cổ Long. Cổ Long hăm hở viết tiếp những câu truyện phá án liên quan tới Sở Lưu Hương, vào năm 1971 và 1972, ông còn viết thêm 2 cuốn tiểu thuyết tương tự là “Thất chủng vũ khí” và “Lục Tiểu Phụng”.
Lý Tầm Hoan – Tiểu lý phi đao xuất hiện trở thành hiện tượng
Tháng 10 – 1969, nhà xuất bản Xuân Thu đã xuất bản tác phẩm ưu tú nhất của Cổ Long là “Ða Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm”. Ðây là cuốn tiểu thuyết lấy “Tiểu Lý phi đao” Lý Tầm Hoan làm nhân vật chính.
Lý Tầm Hoan là một hình tượng nghệ thuật giàu cá tính và nhân tính nhất dưới ngòi bút Cổ Long, nhân vật này vừa có sự hiền lành tốt bụng của Diệp Khai và Thẩm Lãng. Anh ta trân trọng tình bạn, dám xả thân cứu người đầy vô tư, có tấm lòng bao la độ lượng; Anh ta khát khao tình yêu, nhưng lại không bước ra nỗi vòng tù túng của tình cảm xưa cũ, ngày ngày chỉ biết mượn rượu giải sầu, chịu đựng nỗi đau cùng tận của tâm hồn mình. Vĩ đại và nhỏ nhoi cứ thế thống nhất hữu cơ trong tính cách nhân vật này. Bộ tiểu thuyết này miêu tả đến tận cùng những cảm xúc tột cùng của người đời và cái lãnh đạm của nhân tình thế thái, càng làm nỗi bật lên nụ cười nhòa lệ bất lực trước một thế giới muôn vẻ dường như đã không còn nhân tính của một kẻ lạc quan kiên định.
Sự ra đời của “Ða tình kiếm khách vô tình kiếm” đã xác định địa vị lỗi lạc của Cổ Long trên lịch sử dòng tiểu thuyết tân phái võ hiệp, cũng đã làm tan vỡ cái thần thoại cho rằng sau Kim Dung , tiểu thuyết võ hiệp không còn đáng đọc.
Cổ Long trên phim trường quay hình phim Sở Lưu Hương
Cổ Long danh lợi song thu, chỉ riêng bản quyền cho phát hình “Sở LưuHương” trên TV Ðài Loan, Cổ Long đã thu được 10 triệu Ðài tệ. Ðúng thời cơn sốt phim võ hiệp, Hong Kong và Ðài Loan cũng đua nhau làm phim của Cổ Long. Nắm bắt lấy thời cơ, Cổ Long đã sắp xếp lại tác phẩm, cho thiết kế in ấn thật tinh tế sang trọng, làm các tiểu thuyết võ hiệp của ông chạy ào ào từ các hiệu cho thuê sách vào các tủ sách tàng thư của các gia đình.
Đời bắt đầu trầm uất và uống rượu giải sầu
Tuy có được thành tựu kinh người về sự nghiệp, với vẻ ngoài rạng rỡ đắc chí, nhưng từ lâu tinh thần Cổ Long đã rơi vào trầm uất ít vui. Năm 1970 trong lúc đang dùng bữa tại “Ngâm Phong Các” của Ðài Bắc, Cổ Long đã bị một tên lưu manh dùng mũi giáo đâm trọng thương. Cơ thể con người có được 2800cc máu thì ông để phun mất 2000cc! Vết thương còn chưa lành thì trái tim ông lại bị một nhát dao đâm: người vợ hết chịu nỗi sự phóng túng hình hài của ông đã đem theo con trai bỏ rơi ông. Như bị chết đi một lần, Cỗ Long nói với bạn thân là Lâm Thanh Huyền: “Mỗi ngày khó khăn lắm mới về được đến nhà, thế mà thường là lại quay người ra đi. Mỗi ngày chỉ còn lại một việc: Uống rượu!” Sau này Cổ Long cũng có thêm một cuộc hôn nhân, nhưng rồi cũng lại kết thúc bằng thất bại.
Sau khi công thành danh toại, Cổ Long đã rơi vào thời kỳ khủng hoảng tâm lý của tuổi trung niên. Ông bị mất đi cái mục tiêu danh lợi đã phải khổ công theo đuổi của tuổi trẻ, bởi vậy ông luôn thấy trống trải, bồn chồn không yên, chỉ còn biết nhờ rượu giải sầu.. Cổ Long uống rượu như điên, ông thường hô bạn kêu bè, tụ tập uống nơi tửu lâu, lần uống nhiều nhất là 5 người đã uống hết 28 chai rượu Brandy trong một đêm. Uống lâu ngày, cuối cùng dẫn đến xơ cứng gan thời kỳ cuối phải vào bệnh viện điều trị. Cuộc sống quanh năm trên giường bệnh đã làm Cổ Long trở nên đạm bạc, xem nhạt sự đời. Sau cuốn “Tiếng đao trong chuông gió” (năm 1980) trong hơn hai năm ông đã không viết cuốn sách võ hiệp nào. Những tác phẩm có trên phố phường ký tên Cổ Long đều do Vũ Ðông Lâu, Thân Thúy Mai, Ðinh Tình thế bút. Sau khi xuất viện, Cổ Long xét đến yếu tố sức khỏe, đã trù tính viết một seri truyện ngắn với bối cảnh “Thời đại lớn của võ hiệp”, phần tác phẩm hoàn thành đã được một công ty Vạn Thịnh xuất bản vào năm 1984 với tựa đề “Chim săn. Canh bạc”. Ðó chính là tuyệt xướng của Cổ Long.
Cổ Long giã từ trần thế
Vốn mê rượu quên mạng, sức khỏe vừa hồi phục được chút đỉnh. Cổ Long đã lại hiện nguyên hình một con ma men, lấy cuồng ẩm để tiêu hao những tháng ngày còn lại. Khi lần thứ ba ông bị đưa vào phòng bệnh, các cô y tá cũng phải kêu lên: “Cổ đại hiệp thật là thần dũng, lại nằm viện rồi!” Trong một đêm tĩnh mịch, ông đột nhiên hỏi đệ tử Ðinh Tình đang ngồi bên giường bệnh: “Rùa con, cậu thử đoán xem, liệu có ai rơi lệ sau khi tôi chết?” khi nói những lời này Cổ Long có vẻ thương cảm, nhưng chẳng được bao lâu ông đã trở lại hì hà giễu cợt. Ðến chợp tối ngày 21-9-1985, cuối cùng thì Cổ Long cũng đã đi hết hành trình đời người 48 xuân thu của ông. Lúc an táng, bạn bè ông đã phải tiêu tới 300 ngàn Ðài tệ để mua 48 chai rượu Hennessy , loại rượu sinh thời Cỗ Long thích nhất đem sắp trong áo quan, để Cổ đại hiệp được vĩnh viễn say giấc nồng trong hương rượu quen nơi trần thế.
Sinh tiền Cổ Long đã lặng lẽ quyên góp những khoản tiền lớn cho các Viện Cô Nhi .Sau khi ông qua đời, bạn bè quyết định đem toàn bộ thu nhập từ trước tác của ông tặng cho các quỹ Từ thiện.
Khái quát tiểu thuyết Cổ Long
Tiểu thuyết của Cổ Long được lòng độc giả bởi phong cách hiện đại, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc khiến người đọc phải suy ngẫm. Điều này khiến tiểu thuyết của ông khác biệt hẳn so với các tiểu thuyết trước đó cũng như những tiểu thuyết cùng thời. Về phần nội dung, tiểu thuyết của Cổ Long hoàn toàn hư cấu về không gian cũng như thời gian, tuy nhiên mối quan hệ của các nhân vật lại rất chân thật. Có lẽ đều được ông lấy khuôn mẫu từ những mối quan hệ ngoài đời của mình.
Tiểu thuyết của Cổ Long không miêu tả kỹ về xuất thân và võ công của nhân vật như những tác phẩm khác. Ông chủ yếu xoay quanh nội tâm của các nhân vật. Thông thường thì nhân vật chính trong truyện Cổ Long không phải những mẫu anh hùng toàn diện điển hình. Mà họ là một con người thực, có xấu có tốt, có đúng có sai và ham mê tửu sắc giống như bản thân ông ngoài đời. Kết thúc truyện của Cổ Long đôi khi có cái kết rất dở dang nhưng chính sự dở dang đó đã để lại cho độc giả nhiều suy ngẫm.
Câu đối nói về Tiểu Thuyết Cổ Long
Ngày Cổ Long mất vào năm 1985, Nhà văn Kiều Kỳ đã viết câu đối này để tưởng nhớ về ông, và nó trở thành bất hủ khi ai muốn tìm hiểu Cổ Long.
小 李 飞 刀 成 绝 响
人 间 不 见 楚 留 香
Tiểu Lý Phi Đao thành tuyệt hưởng
Nhân gian bất kiến Sở Lưu Hương
DANH SÁCH CÁC TRUYỆN DO CỔ LONG SÁNG TÁC
1: Nguyệt Dị Tinh Tà (1960)
2: Thương Khung Thần Kiếm (1960)
3: Kiếm Khí Thư Hương (1960)
➡Đoạn Kiếm Thù – Huyết Ma Ngân Kiếm.
4: Tương Phi Kiếm (1960)
➡Kim kiếm tàn cốt lệnh.
5: Kiếm Độc Mai Hương (1960)
6: Cô Tinh Truyện (1960)
➡Cô Tinh Hiệp Lữ.
7: Thất Hồn Dẫn (1961)
8: Du Hiệp Lục (1961)
9: Hộ Hoa Linh (1962)
➡Bất tử thần long – Hộ hoa kiếm khách.
10: Thái Hoàn Ca (1962)
➡Thái hoàn khúc
11: Tàn Kim Khuyết Ngọc (1962)
12: Phiêu Hương Kiếm Vũ (1963)
➡Phiêu Hương Kiếm – Phiêu Phong Kiếm Vũ
13: Kiếm Huyền Lục (1963)
14: Kiếm Khách Hành (1963)
15: Hoán Hoa Tẩy Kiếm Lục (1964)
➡Ân thù kiếm lục – Bảo ân thần kiếm.
16: Tình Nhân Tiễn (1964)
➡Đồ ma đạo chủ – Xuyên tâm lịnh.
17: Đại kì anh hùng truyện (1965)
➡Thiết Huyết Đại Kỳ – …. Môn
18: Võ Lâm Ngoại Sử (1965)
➡Võ lâm tuyệt địa – Ma đao phật chưởng.
19: Danh Kiếm Phong Lưu (1966)
➡Huyết sử võ lâm
➡Huyết Kiếm Thù
20: Tuyệt đại song kiêu (1967)
➡Giang hồ thập ác – tuyệt đại song hùng
➡Di hoa tiếp ngọc + tuyệt đại song hùng
❇Sở Lưu Hương – Hệ Liệt: 8p
➡21: Huyết hải phiêu hương (1968)
➡22: Đại Sa Mạc (1969)
➡23: Họa Mi Điểu (1970)
➡24: Quỷ luyến hiệp tình (1970)
➡25: Biên bức truyền kỳ (1971)
➡26: Đào hoa truyền kỳ (1972)
➡27: Tân Nguyệt truyền kỳ (1978)
➡28: Ngọ dạ lan hoa (1979)
P/s: Long Hổ PhongVân + SLH tân truyện = full
❇Tiểu Lý Phi Đao Hệ Liệt: 6p
➡29: Đa tình kiếm khách vô tình kiếm
➡30: Biên thành lãng tử – (PVĐNĐ)
➡31: Cửu nguyệt ưng phi
➡32: Thiên nhai – Minh nguyệt – Đao
➡33: Biên thành đao thanh.
➡34: Phi đao, hựu kiến phi đao (1977)
35: Hoan Lạc Anh Hùng. (1971)
➡Giang hồ tứ quái
36: Đại Nhân Vật (1971)
➡Giang hồ cát bụi – Huyết ảnh đào thư hương.
37: Lưu tinh, hồ điệp, kiếm (1973)
38: Tiêu Thập Nhất Lang. (1973)
➡Tuyệt tình nương – TLNL 1
39: Hỏa tính Tiêu Thập Nhất Lang (1976)
➡Tiêu thập nhất lang 2
40: Thất Sát Thủ (1975)
41: Kiếm, hoa, yên vũ, Giang Nam (1975)
42: Tuyệt Bất Đê Đầu.
43: Tam thiếu gia đích kiếm (1975)
➡Yến Thập Tam – Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm.
❇Thất Chủng Vũ Khí – Hệ Liệt:
➡44: Trường Sinh Kiếm.
➡45: Khổng Tước Linh.
➡46: Bích Ngọc Đao.
➡47: Đa Tình Hoàn.
➡48: Ly Biệt Câu.
➡49: Bá Vương Thương.
➡50: Quyền Đầu.
❇Lục Tiểu Phụng – Hệ Liệt:
➡51: Lục Tiểu Phụng Truyền Kỳ (1976)
➡52: Tú hoa đại đạo (1976)
➡53: Quyết chiến tiền hậu (1976)
➡54: Ngân câu đổ phường (1977)
➡55: U linh sơn trang (1977)
➡56: Phụng vũ cửu thiên (1978)
➡57: Kiếm thần nhất tiếu (1981)
58: Bạch Ngọc Lão Hổ (1976)
59: Bạch Ngọc Điêu Long (1981)
60: Huyết Anh Vũ (1976)
61: Đại Địa Phi Ưng (1976)
➡Sa mạc thần ưng.
62: Viên Nguyệt Loan Đao (1977)
63: Bích huyết tẩy ngân thương (1977)
➡Anh hùng vô lệ.
64: Anh hùng vô lệ (1978)
65: Thất tinh long vương (1978)
66: Phong linh trung đích đao thanh (80)
67: Nộ Kiếm Cuồng Hoa (1982)
68: Na nhất kiếm đích phong tình (1982)
69: Đổ cục hệ liệt (1984)
- Làm lồng đèn ống lon của ngày xưa thập niên 90s - September 24, 2023
- Sống lạc quan theo triết lý khắc lỷ và chủ nghĩa hiện sinh - September 24, 2023
- 19 quy luật để có một cuộc sống tốt đẹp từ Marcus Aurelius - September 23, 2023